VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Căn cứ gián điệp bí mật của Mỹ náu mình giữa sa mạc Australia

Thứ Bảy, 25/11/2017 - 14:26

Nằm giữa vùng sa mạc hẻo lánh của Australia, căn cứ Pine Gap được cho là có vai trò quan trọng trong các sứ mệnh toàn cầu của Mỹ.

can-cu-gian-diep-bi-mat-cua-my-nau-minh-giua-sa-mac-australia

Căn cứ Pine Gap của Mỹ nằm giữa một vùng sa mạc hẻo lánh ở Australia. Ảnh: New York Times.

Margaret Pestorius tuần trước ra hầu tòa ở Australia trong bộ váy cưới màu cam ngả trắng được vẽ những hình thù sinh động như chim bồ câu, biểu tượng hòa bình hay Mặt trời.

“Đây là màu sắc của Lễ Phục sinh nên tôi luôn luôn coi nó là bộ trang phục hồi sinh”, New York Times dẫn lời Pestorius, 53 tuổi, nhà hoạt động phản chiến, một tín đồ Thiên chúa giáo mộ đạo, nói. Hôm 20/11, bà bị xét xử vì xâm nhập trái phép một cơ sở quân sự tuyệt mật do Mỹ điều hành tại một khu vực hẻo lánh của Australia.

Từ căn cứ này, được biết đến với cái tên Cơ sở Quốc phòng Pine Gap, Mỹ điều khiển các vệ tinh thu thập thông tin dùng để chỉ thị những cuộc không kích trên toàn thế giới, theo dõi hoạt động của vũ khí hạt nhân cùng nhiều nhiệm vụ quân sự và tình báo khác, theo các chuyên gia và những tài liệu bị rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.

Kết quả là cơ sở trên, hiện lên với hàng loạt chảo vệ tinh đồ sộ tách biệt giữa vùng sa mạc hẻo lánh, trở thành thỏi nam châm thu hút những người biểu tình phản đối chiến tranh ở Australia.

Hai tuần qua, bà Pestorius cùng 5 người biểu tình khác đã bị xét xử trong hai phiên tòa tách biệt với cáo buộc xâm phạm hàng rào an ninh căn cứ Pine Gap hồi năm ngoái. Họ có thể phải đối mặt với mức án 7 năm tù. Các phiên tòa lập tức khiến căn cứ bí mật của Mỹ ở Australia rơi vào vòng chú ý.

Hỗ trợ hoạt động tình báo và quân sự

Thành lập từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Pine Gap được giới thiệu trước công chúng Australia vào năm 1966 với danh nghĩa một cơ sở nghiên cứu không gian. Nhưng phía sau, nó được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều khiển để thu thập thông tin từ các vệ tinh gián điệp Mỹ về chương trình tên lửa Liên Xô. Từ đó đến nay, các gián điệp, kỹ sư, nhà mật mã học và chuyên gia ngôn ngữ Mỹ hàng năm đều đổ về thị trấn nhỏ Alice Springs gần đó để tiện tới làm việc tại căn cứ.

Năm 2016, có ít nhất 599 người Mỹ sinh sống tại Alice Springs dù sự hiện diện của họ khá mờ nhạt. “Người Mỹ, kể từ lúc họ tới đây, chưa bao giờ bị tách biệt khỏi cộng đồng”, Damien Ryan, thị trưởng Alice Springs, cho biết. “Họ luôn là một phần của cộng đồng”.

can-cu-gian-diep-bi-mat-cua-my-nau-minh-giua-sa-mac-australia-1

Biển báo hạn chế tiếp cận trên con đường dẫn vào Pine Gap. Ảnh: New York Times.

Pine Gap nằm cuối một con đường cụt. Từ xa, người ta có thể nhìn thấy tấm biển cảnh báo yêu cầu hạn chế tiếp cận. Nếu không có giấy phép, cách duy nhất để có thể nhìn thấy Pine Gap là qua đường không, hoặc leo lên rặng núi cằn cỗi MacDonnell bao quanh căn cứ.

Các bức ảnh chụp từ trên không cho thấy một khuôn viên rộng lớn với những căn nhà có mái vòm trắng trông như những trái bóng golf khổng lồ. Bên trong những “quả bóng” này là hệ thống ăng-ten gửi và nhận thông tin từ vệ tinh trên quỹ đạo.

Trước đây, đội ngũ nhân viên tại Pine Gap chủ yếu là người Mỹ. Nhưng từ những năm 1980, chính phủ hai nước đã thống nhất giữ số lượng nhân viên ở đây với tỷ lệ 50% người Mỹ, 50% người Australia. Ngày nay, hơn 800 người, đến từ cả hai quốc gia, được cho là đang làm việc tại Pine Gap, song Mỹ vẫn nắm quyền điều hành chủ chốt.

“Pine Gap đã thay đổi và phát triển nhanh chóng”, ông Richard Tanter, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nautilus, giáo sư Đại học Melbourne, Australia, cho hay. Ông từng thực hiện nhiều cuộc điều tra về căn cứ Pine Gap.

Trong các tài liệu mật do cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden công bố, Pine Gap được miêu tả là “đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động tình báo cũng như chiến dịch quân sự”.

Theo giáo sư Tanter, căn cứ Pine Gap đóng góp trực tiếp vào các chiến dịch quân sự toàn cầu của Mỹ ở Afghanistan, Iraq và Syria. Ông thêm rằng Pine Gap còn cung cấp dữ liệu cho các thiết bị bay không người lái Mỹ tại một số quốc gia như Yemen, Somalia, Pakistan. “Nó cũng đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ hoạt động nào của Mỹ liên quan tới bán đảo Triều Tiên”.

Tanter cho hay ông muốn muốn chính phủ “đánh giá rõ ràng” về việc liệu Pine Gap có thực sự đem lại lợi ích cho Australia hay không trên khía cạnh cung cấp dữ liệu cho các vụ ám sát bằng thiết bị bay không người lái hay xác định vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại cho rằng tiếp nhận một căn cứ như Pine Gap sẽ giúp Australia duy trì liên minh với Mỹ.

Phản đối

can-cu-gian-diep-bi-mat-cua-my-nau-minh-giua-sa-mac-australia-2

Khuôn viên Pine Gap nhìn từ trên cao. Ảnh: Digital Globe.

Năm ngoái, vào một buổi sáng tháng 9 trời u ám, bà Pestorius, ông Jim Dowling cùng ba người biểu tình khác tìm cách đột nhập vào Pine Gap.

Khi bị cảnh sát phát hiện, trên ngọn đồi gần căn cứ, họ cùng mang đàn ra và đánh lên một ca khúc với nội dung tưởng nhớ những người đã bị giết hại trong chiến tranh. Ông Dowling giơ cao tấm ảnh một người phụ nữ trẻ dính đầy máu và không có bàn chân.

Nhà hoạt động thứ 6, ông Paul Christie, 44 tuổi, tự tổ chức một cuộc biểu tình của riêng mình vài ngày sao đó tại Pine Gap. Ông bị đưa ra xét xử hồi tuần trước, cũng với tội danh xâm nhập khu vực cấm, giống những người còn lại.

Trong lúc các phiên xét xử những người biểu tình diễn ra, một nhóm người ủng hộ các nhà hoạt động đã tụ tập tại tòa án. Họ mang theo những câu khẩu hiệu như “Hãy đóng cửa Pine Gap” hay “Chấm dứt liên minh với Mỹ và Căn cứ Khủng bố Pine Gap”.

Trước tòa, các nhà hoạt động đều nói rằng họ hành động nhằm bảo vệ những người khác. Pine Gap “phải chịu trách nhiệm cho tất cả những vụ sát hại và tình trạng hỗn loạn ở Iraq và Afghanistan”, ông Dowling quả quyết.

Song những người tìm đến Alice Springs để thể hiện sự đồng lòng ủng hộ đối với ông Dowling cùng các bị cáo khác thực sự không đáng kể.

“Không có nhiều người tham gia vào các cuộc đấu tranh ôn hòa vì đức tin của họ, nhưng con số không quan trọng”, ông Dowling nói. “Chỉ cần đi theo lương tâm của mình thôi”.

Vũ Hoàng/VNE

Related Posts

Libenon 0847 1
Tin tức

Máy nhắn tin đồng loạt phát nổ ở Lebanon dấy lên nỗi sợ về ‘khủng hoảng chuỗi cung ứng’

Image 52 1
Tin tức

Sau máy nhắn tin, hàng loạt bộ đàm cầm tay phát nổ khắp Lebanon

Img 1889 1200 1 1
Tin tức

Bão lũ hoành hành từ châu Á đến châu Âu, toàn cầu hứng thiệt hại

Donald Trump 2 1221 1
Tin tức

Lại bị ám sát, ông Trump tuyên bố ‘không bao giờ đầu hàng’

Nguoi Cao Tuoi Trung Quoc 2353 1
Tin tức

Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu sau nhiều thập kỷ, người dân phản ứng ra sao?

Img 9918 1
Tin tức

Tổng thống Nga Putin đe doạ ‘trả đũa’ ngành công nghiệp hạt nhân của phương Tây 

Samsungoriginal 2256 1
Tin tức

Bắt cựu lãnh đạo Samsung vì nghi đánh cắp công nghệ chip 3 tỷ USD cho Trung Quốc

Lua Dao Thai Lan 1 1804 1
Tin tức

‘Bóc trần’ ngành công nghiệp lừa đảo 2 tỷ USD tại Thái Lan do người Trung Quốc cầm đầu

Sieu Bao Yagi 14 Nguoi Philippines Thiet Mang Trung Quoc Huy Hang Chuc Chuyen Bay 3
Tin tức

Siêu bão Yagi: 14 người Philippines thiệt mạng, Trung Quốc huỷ hàng chục chuyến bay

Tin cập nhật

H2 17443582962901048571012 3 2
Đời sống

Bảo đảm chu đáo, an toàn cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Nhom Nha Dau Tu Muon Xay Sieu Trung Tam Du Lieu 2 Ty Usd O Tp Hcm 1
Công nghệ

Nhóm nhà đầu tư muốn xây siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD ở TP.HCM

Va Cham Kinh Hoang Voi Container 3 Nguoi Thoat Chet Ky Dieu 2
Đời sống

Va chạm kinh hoàng với container, 3 người thoát chết kỳ diệu

Tam Giu Doi Tuong Ban Hang Tron Thue Co Doanh Thu Hon 800 Ty 1
Đời sống

Tạm giữ đối tượng bán hàng trốn thuế có doanh thu hơn 800 tỷ

Tphcm De Xuat Cam Hoc Sinh Dung Dien Thoai O Truong 1
Giáo dục

TPHCM đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại ở trường

Ha Noi Lap Dat Huy Dong 284 Man Hinh Led Phuc Vu Le Ky Niem Quoc Khanh 2 9 1
Đời sống

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Chon Day So Ngay Thang Sinh Gia Dinh Cong Nhan Tai Tp Hcm Trung Vietlott 16 Ty Dong 1
Kinh doanh

Chọn dãy số ngày tháng sinh gia đình, công nhân tại TP. HCM trúng Vietlott 16 tỷ đồng

Unnamed 1 5 2
Làm đẹp

Khi hương thơm là cầu nối giữa thiên nhiên và nghệ thuật

Da Den Thoi Diem Vang De Nha Dau Tu Tro Lai Voi Co Phieu Nganh Chung Khoan 1
Kinh doanh

Đã đến “thời điểm vàng” để nhà đầu tư trở lại với cổ phiếu ngành chứng khoán?

Khoi Ngoai Mua Rong Phien Thu 7 Lien Tiep Vn Index Chinh Phuc Dinh Moi 3
Kinh doanh

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp, VN-Index chinh phục đỉnh mới

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily