VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Tài phán là biện pháp cuối cùng để thực hiện UNCLOS

Thứ Hai, 25/07/2016 - 21:52

2307son17

Tại hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết trọng tài thành lập theo phụ lục VII công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) 1982” do trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh và Hội Luật gia Việt nam phối hợp tổ chức, với 03 phiên, 10 tham luận và rất nhiều ý kiến phát biểu, tranh luận của các học giả trong nước, quốc tế và đại biểu tham dự, hội thảo đã tập trung phân tích, bàn luận rất sâu sắc về các nội dung được xác định trong các chủ đề mà Hội thảo đã đặt ra.

Tài phán là biện pháp cuối cùng để thực hiện UNCLOS
Với 02 bài tham luận của GS.TS Donal Rothwell và GS.TS Carl Thayer, đến từ Australia, 2 diễn giả đã làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến hệ thống, vai trò của các biện pháp và phương thức tài phán khác để giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Theo đó, các biện pháp giải quyết tranh chấp được quy định trong UNCLOS. Các ý kiến đều nhất trí nhận định rằng, trong 4 phương thức giải quyết tranh chấp theo UNCLOS gồm Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về luật biển, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII và Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VIII thì giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII là thủ tục đang được các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có xu hướng được ưu tiên áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS. Điểm ưu việt của thủ tục Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII là một bên có thể đương phương khởi kiện mà không cần sự đồng thuận của bên kia. Các phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tài phán là biện pháp cuối cùng khi tranh chấp không thể được giải quyết bằng các biện pháp chính trị-ngoại giao.

Qua trao đổi, luận bàn tại Hội thảo, các diễn giả và đại biểu tham dự đều có chung nhận định cho rằng, các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán của UNCLOS là những biện pháp tiến bộ và văn minh để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS.

Phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines có tính chất lịch sử
Với 04 bài tham luận của TS.Ngô Hữu Phước (Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh), GS.TS.Erick Frankx (Đại học Vrije, Vương quốc Bỉ, thành viên Tòa trọng tài thường trực PCA), PGS.TS Jay Batongbacal (Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển, Đại học Quốc gia Philippines) và GS.TS Gregory Rose (Đại học Wollongong, Australia), các diễn giả đã phân tích, làm rõ các vấn đề pháp liên quan đến vị trí pháp lý, thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp và giá trị phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Đặc biệt, các diễn giả đã tập trung phân tích, làm sáng tỏ các nội dung cơ bản phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII trong vụ kiện của Philippines – Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến diễn biến của vụ kiện; quan điểm, lập luận của Philippines; quan điểm, lập luận của Trung Quốc nhằm phản bác vụ kiện, bác bỏ thẩm quyền của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines cũng như giá trị pháp lý của phán quyết Trọng tài trong vụ kiện này.

Các diễn giả và các đại biểu tham dự Hội thảo đã nhất trí cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines là một phán quyết có tính chất lịch sử, có giá trị pháp lý quan trọng và đóng góp to lớn cho sự phát triển của luật pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, vụ kiện của Philippines tại Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS là bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khu vực và thế giới trong việc lựa chọn thủ tục tài phán để giải quyết tranh chấp. Trong đó, đối với những tranh chấp phát sinh từ giải thích, áp dụng UNCLOS của Trung Quốc liên quan đến các hành vi mà nước này đã thực hiện trên biển Đông trong thời gian gần đã ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền chính đáng, hợp pháp của Việt Nam như: Sự kiện hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2014; sử dụng tàu chấp pháp tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam; ban bố lệnh cấm đánh bắt cá từ 16/5-1/8 hàng năm trên các ngư trường truyền thống ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì Việt Nam cũng có thể sử dụng thủ tục Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hoạt động xâm phạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam đã được luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng công nhận. Tuy nhiên, Việt Nam có những cơ hội sừ dụng các biện pháp chính trị-ngoại giao như đàm phán, trung gian, hòa giải trước khi sử dụng biện pháp tài phán trong đó có thủ tục Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS.

Bên cạnh đó, các diễn giả và Hội thảo đồng thuận cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philiipines vẫn còn một số nội dung chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt việc giải thích quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý trên quần đảo Trường Sa theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu.

Việt Nam và các nước Đông Nam Á xích lại gần nhau hơn
Với 04 tham luận của GS.TS Hideo Yamagata (Đại học Nagoya, Nhật Bản), TS.Nguyễn Ngọc Trường (Viện Nghiên cứu chiến lược ), TS.Trần Thăng Long (Phó trưởng Bộ môn Anh văn pháp lý, giảng viên Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh) và TS.Pavel Gudev (Viện nghiên cứu Primakov, Liên bang Nga).

Các diễn giả đã phân tích, làm sáng tỏ những ảnh hưởng, tác động của vụ Philippines kiện Trung Quốc mà Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS đã tuyên bố phán quyết cuối cùng vào ngày 12/7/2016 trên các bình diện chính trị, pháp lý và quan hệ quốc tế.

Trước hết, các diễn giả đều chung nhận định, việc Philippines lựa chọn Trọng tài này để khởi kiện Trung Quốc là một quyết định thông minh, chiến thuật khởi kiện, tranh tụng để bảo vệ quan điểm, lập trường của mình là rất bài bản, phù hợp với UNCLOS nói chung và Phụ lục VII của UNCLOS nói riêng. Đồng thời, Hội thảo đều thống nhất cho rằng, với tư cách là một cường quốc, là thành viên của cộng đồng quốc tế, thành viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và là thành viên của UNCLOS, Trung Quốc bị ràng buộc và có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài. Bởi lẽ, Điều 296 khoản 1 của UNCLOS đã quy định, “bất kỳ quyết định nào được Tòa án hoặc Tòa trọng tài có thẩm quyền ban hành sẽ có hiệu lực cuối cùng và phải được tuân thủ bởi các bên tranh chấp” và “phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm, các bên không có quyền nghị và buộc phải tuân thủ” (Điều 11 Phụ lục VII). Trong lịch sử là một cường quốc của thế giới, trong vụ Nicaragoa kiện Mỹ ra Tòa án Công lý quốc tế năm 1986, mặc dù từ chối tham gia vụ kiện nhưng cuối cùng Mỹ đã chấp thuận và thực thi phán quyết. Đây là một dẫn chứng quan trọng để chứng minh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và sự tuân thủ thực thi của các cường quốc mà Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.

Các diễn giả cũng đã dành rất nhiều thời gian để thảo luận về những ảnh hưởng, tác động của phán quyết của Tòa trọng trọng tài trong vụ kiện của Philippines-Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Cụ thể, đối với các quốc gia trong khu vực biển Đông, vụ kiện này đã và sẽ có 03 tác động lớn:
1. Phán quyết này là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia trong khu vực điều chỉnh quan điểm, yêu sách và cách thức tiếp cận rõ ràng hơn về mặt pháp lý để giải quyết hòa bình các tranh chấp biển trong tương lai.
2. Phán quyết này là kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia có tranh chấp biển trong khu vực nghiên cứu, áp dụng để giải quyết tranh chấp hòa bình các tranh chấp biển trong tương lai.
3. Phán quyết này là cơ hội để Việt Nam cùng với các quốc gia trong khu vực biển Đông có thêm cơ sở pháp lý và động lực để bác bỏ các yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền trái pháp luật quốc tế trên biển Đông của Trung Quốc. Đồng thời, mở ra cơ hội hợp tác mới cho các quốc gia trong khu vực hợp tác để quản trị biển Đông một cách hòa bình, ổn định và phát triển.

Đối với cộng đồng quốc tế, phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện này có 3 tác động lớn:
1. Phán quyết của Tòa trọng tài là đòn bẩy về vai trò của luật quốc tế đối với sức mạnh tập thể để khỏa lấp cho những bất lợi từ những cam kết song phương.
2. Phán quyết đã góp phần giải thích, làm sáng tỏ các quy định của UNCLOS, đặc biệt là quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý trên biển gồm bãi ngầm, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, đảo/đá.
3. Phán quyết đã góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và UNCLOS của các quốc gia liên quan đến các yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài quốc gia đối với các cấu trúc địa lý trên biển và các vùng biển.

Đặc biệt, Hội thảo kêu gọi các quốc gia ASEAN đoàn kết, đồng thuận trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan trên biển Đông. Đồng thời, hợp tác hiệu quả với Trung Quốc để xây dựng khu vực Đông Nam châu Á hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Hội thảo cũng đã nhận được sự đồng thuận với quyết định thành lập “Trung tâm nghiên cứu luật biển” của Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm thực hiện tốt hơn nữa sứ mạng giảng dạy, nghiên cứu và truyền bá Luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam của cơ sở đào tạo, nghiên cứu pháp luật hàng đầu của Việt Nam.

Đức Quỳnh
Theo TTGD

Related Posts

Libenon 0847 1
Tin tức

Máy nhắn tin đồng loạt phát nổ ở Lebanon dấy lên nỗi sợ về ‘khủng hoảng chuỗi cung ứng’

Image 52 1
Tin tức

Sau máy nhắn tin, hàng loạt bộ đàm cầm tay phát nổ khắp Lebanon

Img 1889 1200 1 1
Tin tức

Bão lũ hoành hành từ châu Á đến châu Âu, toàn cầu hứng thiệt hại

Donald Trump 2 1221 1
Tin tức

Lại bị ám sát, ông Trump tuyên bố ‘không bao giờ đầu hàng’

Nguoi Cao Tuoi Trung Quoc 2353 1
Tin tức

Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu sau nhiều thập kỷ, người dân phản ứng ra sao?

Img 9918 1
Tin tức

Tổng thống Nga Putin đe doạ ‘trả đũa’ ngành công nghiệp hạt nhân của phương Tây 

Samsungoriginal 2256 1
Tin tức

Bắt cựu lãnh đạo Samsung vì nghi đánh cắp công nghệ chip 3 tỷ USD cho Trung Quốc

Lua Dao Thai Lan 1 1804 1
Tin tức

‘Bóc trần’ ngành công nghiệp lừa đảo 2 tỷ USD tại Thái Lan do người Trung Quốc cầm đầu

Sieu Bao Yagi 14 Nguoi Philippines Thiet Mang Trung Quoc Huy Hang Chuc Chuyen Bay 3
Tin tức

Siêu bão Yagi: 14 người Philippines thiệt mạng, Trung Quốc huỷ hàng chục chuyến bay

Tin cập nhật

Horison 1543371906 1
Đời sống

Lộ diện nhiều doanh nhân, ca sĩ trong vụ đánh bạc 2.600 tỷ đồng

Binh Quan 6 Thang Cpi Tang 327 Lam Phat Trong Tam Kiem Soat 1
Kinh doanh

Bình quân 6 tháng, CPI tăng 3,27%; lạm phát trong tầm kiểm soát

Tao Thuan Loi Nhat Cho Thanh Pho Da Nang Xay Dung Trung Tam Tai Chinh Quoc Te 1
Kinh doanh

Tạo thuận lợi nhất cho Thành phố Đà Nẵng xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế

Bung No Du An Ty Usd Dong Von Lon Do Vao Bat Dong San Nam Trung Bo 2
Kinh doanh

Bùng nổ dự án tỷ USD, dòng vốn lớn đổ vào bất động sản Nam Trung Bộ

Thong Qua Dao Luat 4 500 Ty Usd Tong Thong Trump Di Vao Lich Su Nuoc My 1
Kinh doanh

Thông qua đạo luật 4.500 tỷ USD, Tổng thống Trump đi vào lịch sử nước Mỹ

Bao Dam Kinh Phi To Chuc Trien Lam Thanh Tuu Dat Nuoc 80 Nam Ngay Quoc Khanh 3
Đời sống

Bảo đảm kinh phí tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

Z66795646273092c4f9d5f62aeee5458f2fff342e211d7 17515105402371015509484 90 0 1162 2048 Crop 17515108073401009530598 1
Giáo dục

Hà Nội công bố điểm chuẩn lớp 10, cao nhất Trường THPT Kim Liên

Unnamed File 1
Kinh doanh

VN-Index tiệm cận ngưỡng 1.390, khối ngoại tất tay gom cổ phiếu Việt

Ý Nghĩa Các Biển Báo Giao Thông Trên đường Cao Tốc
Đời sống

Thay biển chỉ dẫn địa giới hành chính giữa các tỉnh thành trước ngày 15/7

Giua Tam Chan Dau Khau Voi Tong Thong Trump Elon Musk Van Huy Dong 10 Ty Usd 2
Kinh doanh

Giữa ‘tâm chấn’ đấu khẩu với Tổng thống Trump, Elon Musk vẫn huy động 10 tỷ USD

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily