VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Ông Trần Bắc Hà vắng mặt, Trầm Bê mệt trong phiên xử đại án 6.000 tỷ

Thứ Hai, 08/01/2018 - 16:42

Dù bị tòa triệu tập nhưng cựu Chủ tịch, các lãnh đạo Ngân hàng BIDV, nhiều đại gia – liên quan việc vay hàng nghìn tỷ của ông Phạm Công Danh, không có mặt.

Chiều 8/1, phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm về hành vi gây thất thoát hơn  6.000 tỷ đồng cho VNCB, tiếp tục với phần kiểm tra danh sách người liên quan, nhân chứng.

Dù tỏ ra khỏe mạnh trong buổi làm việc sáng nay, song ông Trầm Bê có biểu hiện mệt khi thời gian làm thủ tục phiên xử kéo dài nhiều giờ. Hơn 14h, ông được tòa cho phép đưa vào phòng lưu phạm để nhân viên y tế chăm sóc cùng ông Phạm Công Danh.

Ông Trầm Bê đến tòa chiều nay. Ảnh: Quỳnh Trần.

Ông Trầm Bê đến tòa chiều nay. Ảnh: Quỳnh Trần.

Để phục vụ cho quá trình xét xử, tòa đã triệu tập gần 200 người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, có các cựu lãnh đạo ngân hàng, đại gia như: ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV), Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng (hai cựu Phó giám đốc BIDV)…

Tuy nhiên, khi được chủ tọa điểm danh, các cựu lãnh đạo của BIDV không có mặt tại tòa và cũng không có người đại diện ủy quyền. Thư ký phiên tòa thông báo chỉ có khoảng 155 người có quyền và nghĩa vụ liên quan có mặt.

Ông Trần Bắc Hà bị triệu tập vì khoản vay 4.700 tỷ đồng của ông Danh

Theo cơ quan điều tra, giữa năm 2013, do cần tiền tăng vốn điều lệ, ông Danh đến trụ sở BIDV gặp Đoàn Ánh Sáng đặt vấn đề cho các công ty là đối tác của VNCB vay 4.700 tỷ đồng. VNCB sẽ đứng ra bảo đảm cho các khoản vay này.

Theo thỏa thuận hợp tác bốn bên đã ký giữa BIDV và VNCB, ông Sáng sau khi xem đề nghị của khách hàng đã đồng ý, xin chủ trương của Phó tổng giám đốc Lang và Tổng Giám đốc, ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các nội dung về điều kiện cấp tín dụng.

Tờ trình này được ông Trần Lục Lang ký duyệt và trình Ủy ban quản lý rủi ro đề nghị xem xét, phê duyệt chủ trương theo thẩm quyền (không xin ý kiến Tổng giám đốc).

Ủy ban quản lý rủi ro không tiến hành họp mà lấy ý kiến từng thành viên phân ban rủi ro tín dụng thuộc Ủy ban quản lý rủi ro, sau đó lập báo cáo tổng hợp các ý kiến các thành viên phân ban rủi ro tín dụng, đầu tư và được ông Trần Bắc Hà (Trưởng phân ban) ký phê duyệt.

Ông Hà sau đó ký duyệt cho 12 công ty do ông Danh giới thiệu sang BIDV vay tiền, theo thỏa thuận hợp tác trước đó. Lãnh đạo các chi nhánh đã thẩm định ký duyệt giải ngân cho các công ty của ông Danh vay 4.700 tỷ đồng.

Nhà băng này sau đó đã thu hồi toàn bộ số nợ từ tiền đảm bảo của VNCB, song nhà chức trách cáo buộc “việc cho vay khống này khiến VNCB thiệt hại 2.550 tỷ đồng”.

Cơ quan điều tra xác định ông Hà cùng hai Phó giám đốc BIDV chỉ thống nhất về chủ trương, không có mối quan hệ quen biết với ông Danh cũng như biết các công ty này do ông Danh thành lập, nên không có cơ sở xử lý hình sự.

Ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát) cũng được tòa điểm danh nhưng không có mặt. Ông cử người đại diện theo ủy quyền đến dự tòa.

Bà Trần Ngọc Bích con gái ông Thanh có mặt theo lệnh triệu tập. Kết quả điều tra xác định, một phần số tiền ông Danh rút ra từ VNCB được sử dụng cho việc trả nợ các khoản vay với ông Thanh và con gái.

Là người bán lại Ngân hàng Đại Tín – TrustBank cho ông Danh, bà Hứa Thị Phấn không có mặt do sức khỏe yếu. Trước đó bà cùng một số cá nhân bị khởi tố để điều tra về những sai phạm trong quá trình thâu tóm TrustBank khiến ngân hàng này lỗ nặng, trước khi bán lại cho ông Danh.

Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) và Phan Huy Khang (nguyên tổng giám đốc Sacombank). Ảnh: Quỳnh Trần.

Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) và Phan Huy Khang (nguyên tổng giám đốc Sacombank). Ảnh: Quỳnh Trần.

Hơn 16h, sau 15 phút giải lao, chủ tọa thẩm tra xong căn cước những người liên quan còn lại. Trước khi giải thích quyền và nghĩa vụ của các bị cáo, thẩm phán Phạm Lương Toản đồng ý cho ông Danh, ông Bê được ngồi trong phòng lưu phạm để đảm bảo sức khỏe tiếp tục tham gia phiên tòa.

Một số bị cáo khác cũng tỏ ra mệt mỏi, xin phép được vào phòng lưu phạm nhưng không được tòa đồng ý. “HĐXX sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế của từng bị cáo, chỉ chấp nhận đề nghị của một số bị cáo đặc biệt”, chủ tọa nói.

HĐXX cho biết đến cuối giờ đã kiểm tra lại một lần nhưng nhiều người liên quan vẫn vắng mặt. Tuy nhiên, quá trình điều tra những người này cũng đã có lời khai đầy đủ nên tòa sẽ xem xét có bắt buộc triệu tập hay không. Riêng anh trai ông Danh là Phạm Công Trung, tòa lưu ý luật sư phải nhắc nhở ông này có mặt.

Một số luật sư kiến nghị HĐXX được sử dụng số liệu, tài liệu trong giai đoạn một của vụ án. Đồng thời đề nghị tòa công bố kế hoạch xét hỏi cho các luật sư biết trước để chuẩn bị.

Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho phép các luật sư sử dụng số liệu, tài liệu của giai đoạn một nhưng phải nằm trong phạm vi liên quan đến vụ án. Về kế hoạch xét hỏi tòa sẽ không công bố mà xét hỏi linh hoạt. Chủ tọa cũng lưu ý đến thời điểm này có đến 73 luật sư tham gia phiên tòa, phiên xử kéo dài trong nhiều ngày nên yêu cầu các luật sư phải nộp bài bào chữa bảo vệ trước cho thư ký.

Đại diện VKS đang công bố cáo trạng dày khoảng 200 trang, truy tố ông Danh và đồng phạm bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999), khung hình phạt 10-20 năm tù.

Trong sáng nay, ông Danh trông già hơn so với lần ra tòa ở giai đoạn một vụ đại án (VNCB thất thoát 9.000 tỷ đồng). Sau phần thẩm tra lý lịch ông bị choáng, được đưa vào phòng lưu phạm cho nhân viên y tế chăm sóc.

Theo nội dung vụ án, năm 2012, ông Danh mua lại gần 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín – TrustBank của nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn đại diện với giá 4.600 tỷ đồng. Ông sau đó được Chính phủ chấp thuận tham gia tái cơ cấu ngân hàng này theo phương án của Ngân hàng Nhà nước.

Ông sau đó đưa người vào tiếp quản điều hành và sau này đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng – VNCB. Quá trình điều hành, ông Danh đã sử dụng 29 lượt pháp nhân, công ty do mình thành lập hoặc đi mượn để lập hồ sơ vay khống các ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỷ đồng.

Hải Duyên/VNE

Related Posts

Image 60 1
Pháp luật

Cựu kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bị tuyên tử hình

Truong My Lan Gd2 Re 1201 2 1
Pháp luật

Các Tổng giám đốc ký phát hành trái phiếu ‘khống’ theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan

Image 59 1
Pháp luật

Đề nghị truy tố cựu chủ tịch NXB Giáo dục nhận hối lộ gần 25 tỷ

Image 58 1
Pháp luật

Hải Dương: Khống chế nam thanh niên cầm dao uy hiếp tiệm vàng

Truong My Lan Gd2 Re 1146 1
Pháp luật

Hành trình Trương Mỹ Lan rửa tiền, chuyển 4,5 tỷ USD ra nước ngoài

4 4 Nph Cuoi Tuoi 17121989900762069543070 0 0 800 1280 Crop 17122303582942001893896 1007 2
Pháp luật

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay

Image 51 1
Pháp luật

Kẻ sát hại, hiếp dâm nữ quản lý phòng trọ lĩnh án tử hình

Xuyen Viet Oil 2 1849 1
Pháp luật

Truy tố cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ nhận hối lộ 1 triệu USD, xe Mercedes, đồng hồ Patek Philippe

Image 47 1
Pháp luật

Chiếm đoạt hơn 300 tờ vé số của người mù vì nằm mơ trúng số

Tin cập nhật

Luu Ban Nhap Tu Dong 31 1
Đời sống

Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả bán trên Shopee, Tiktok

Image 8 1
Đời sống

Vừa tuyên bố có đoàn kiểm tra, lòng se điếu hết sạch

Unnamed File 6 1
Tài chính

Điểm những ngân hàng mạnh tay chi nghìn tỷ tiền mặt trả cổ tức

Luu Ban Nhap Tu Dong 30 1
Tài chính

Bộ Tài chính: Bảo đảm đủ kinh phí chi trả cho người lao động nghỉ do sắp xếp bộ máy

Luu Ban Nhap Tu Dong 28 1
Doanh nghiệp

Cổ phiếu Petrolimex ‘chạm trần’ sau tin CEO Đào Nam Hải bị đình chỉ chức vụ

Tam Ly Tich Cuc Lan Toa Vn Index But Pha Gan 20 Diem 3
Tài chính

Tâm lý tích cực lan tỏa, VN-Index bứt phá gần 20 điểm

Image 7 1
Đời sống

Chính quyền địa phương 2 cấp: Sẽ chuyển 90/99 nhiệm vụ từ huyện xuống xã

Unnamed File 1
Tài chính

Đề xuất vay nước ngoài hơn 1,2 tỷ USD làm metro ga Hà Nội – Hoàng Mai

Dieu Chinh Duong Bay Di Chau Au Tranh Khong Phan Pakistan
Kinh doanh

Điều chỉnh đường bay đi châu Âu tránh không phận Pakistan

Vinpearl Dinh Gia 71 300 Dong Co Phieu Thuoc Top 15 Cong Ty Von Hoa Lon Nhat Hose 1
Doanh nghiệp

Vinpearl định giá 71.300 đồng/cổ phiếu, thuộc top 15 công ty vốn hóa lớn nhất HOSE

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily