VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Giải bài toán vốn cho bất động sản: Khai phá luồng vốn mới

Chủ Nhật, 03/04/2016 - 16:31

Để giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào trạng thái “đóng băng”, chính sách tín dụng được điều chỉnh theo hướng nới rộng. Đến nay, trong bối cảnh BĐS đã hồi phục khá bền vững, có ý kiến cho rằng nên siết lại tín dụng BĐS.

ebfgoi-y-khi-ban-di-vay-tin-chap-ngan-hangfvln

Tuy nhiên thực tế nguồn vốn cho thị trường này khó thoát khỏi phụ thuộc vào ngân hàng, nhưng theo các chuyên gia, về lâu dài, cần tìm kiếm những nguồn vốn khác với chi phí thấp và ổn định hơn cho BĐS.

Để giảm bớt sự phụ thuộc tín dụng từ các ngân hàng, thị trường BĐS cần tìm kiếm những luồng vốn mới

Thị trường phục hồi nhờ tín dụng
Nhìn lại sự phát triển của thị trường BĐS trong những năm qua, ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, sự phục hồi của thị trường được thể hiện rõ nét thông qua số lượng giao dịch tăng lên, lượng hàng tồn kho giảm mạnh và dư nợ tín dụng ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp và người dân lại bắt đầu chuyển hướng đầu tư vào BĐS.

“Lượng giao dịch trong năm 2015 có mức tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2014, không chỉ ở phân khúc nhà ở trung bình và thấp, mà còn ở cả phân khúc căn hộ trung – cao cấp, đất nền, nhà ở riêng lẻ và phân khúc văn phòng, dịch vụ. Mặt bằng giá cả sau một thời gian giảm sâu đến nay đã tương đối ổn định…”, ông Vũ Văn Phấn phân tích.

Theo các chuyên gia, sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường BĐS có nguyên nhân chính từ việc mở rộng kênh tín dụng cho BĐS. Cụ thể, cuối năm 2008, lạm phát tăng mạnh, giải pháp được đưa ra là nâng cao lãi suất đồng thời ngăn luồng tín dụng vào các kênh phi sản xuất trong đó có BĐS. Năm 2010, lạm phát quay trở lại và chính sách thắt chặt tiếp tục được nối dài.

Từ năm 2011 đến năm 2013, thị trường BĐS rơi vào trạng thái “đóng băng”, để tháo gỡ, Ngân hàng Nhà nước quyết định mở và khuyến khích tín dụng cho BĐS. Chính sách này đã phát huy tác dụng giúp thị trường phục hồi nhanh chóng.

Từ năm 2014, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS liên tục tăng. Tính đến cuối năm 2015, dư nợ tín dụng BĐS đạt gần 393.000 tỷ đồng, tăng gần 26% so với thời điểm cuối năm 2014. Trước đà tăng nóng của tín dụng bất động sản, tín hiệu “thắt chặt” được Ngân hàng Nhà nước phát đi thông qua việc lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng giảm tín dụng trung, dài hạn và nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 150% lên 250%.

Nên nới lỏng một cách hợp lý
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, không chỉ ở Việt Nam, thị trường BĐS ở các nước vẫn luôn phụ thuộc vào ngân hàng, kể cả người xây nhà cũng như người mua nhà. Trong bối cảnh thị trường dần ổn định hơn và không có dấu hiệu “bong bóng”, việc siết chặt tín dụng nói chung và tín dụng BĐS vào thời điểm này là chưa cần thiết.

“Thay vào đó, cần kiểm soát tín dụng hiệu quả hơn. Phải kiểm soát được tín dụng cho người có liên quan với ngân hàng, tín dụng chảy vào các dự án không hiệu quả, tín dụng cấp cho các dự án mà nhà đầu tư không có tiềm lực tài chính… Để tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi kinh tế và thị trường BĐS thì chính sách tiền tệ nên được nới lỏng một cách hợp lý. Thắt chặt tín dụng sẽ đẩy lãi suất tăng và khi lãi suất tăng lên thì toàn bộ nỗ lực để phục hồi của doanh nghiệp, phục hồi kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng có nguy cơ không đạt được”, TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, ông Vũ Văn Phấn khuyến nghị: “Các ngân hàng cần tiếp tục kiểm soát cho vay BĐS một cách hợp lý, để vừa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn cho vay nhưng vẫn đảm bảo cho thị trường phục hồi và phát triển ổn định, tránh gây sốc cho thị trường và ảnh hưởng tới kinh tế nói chung”.

Còn theo ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tổng dư nợ tín dụng BĐS đang ở mức hợp lý, khoảng 360.000 – 380.000 tỷ đồng, tương đương dưới 10% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, thông thường dư nợ vào khoảng 15% mới cần phải áp dụng các biện pháp hạn chế cho vay. “Nếu được ban hành, chính sách nói trên sẽ khiến các điều kiện đối với cho vay BĐS được nâng cao hơn, khi đó, chi phí cho vay cũng tăng theo. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến BĐS mà còn tác động xấu đến nhiều thị trường khác và nền kinh tế”, ông Nguyễn Trần Nam khẳng định.

Vốn rẻ là cơ sở để hạ giá
Phân tích về các luồng vốn đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường chỉ rõ: “Hiện nay, thị trường BĐS sử dụng chủ yếu 5 luồng vốn gồm: vốn tự có của các nhà đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vốn do nhà đầu tư dự án huy động trực tiếp từ người mua BĐS, vốn từ các ngân hàng thương mại và vốn huy động từ thị trường chứng khoán”.

“Khi đất đai dễ tiếp cận thì chi phí sử dụng vốn thấp sẽ là điều kiện để hạ giá thành hàng hóa BĐS ở Việt Nam”, GS. TS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh. Tuy nhiên, thị trường BĐS Việt Nam chưa tạo được luồng vốn đầu tư ổn định, vốn tự có của các doanh nghiệp BĐS chiếm tỷ trọng không lớn.

Trong khi đó, luồng vốn tín dụng có lãi suất khá cao, thiếu vốn cho vay trung, dài hạn và chịu tác động mạnh của các thăng trầm trên thị trường tài chính.
Trong giai đoạn kiềm chế lạm phát, mức lãi suất các doanh nghiệp tiếp cận có khi lên tới 25%/năm. Đến nay, lãi suất đã giảm nhưng vẫn còn ở mức 8-10%/năm. So với các nước khác, lãi suất tín dụng cho vay đầu tư BĐS chỉ ở mức 3-5%/năm thì mức nói trên vẫn quá cao.

Phân tích thêm về vấn đề này dưới góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư BĐS toàn cầu (GP.INVEST) cho biết: “Theo quy định, các chủ dự án phải có tối thiểu 20% vốn trên tổng mức đầu tư, phần vốn này thường sử dụng cho việc giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất và các công việc chuẩn bị khác. Số vốn này chỉ mang ý nghĩa khởi động, thậm chí với chủ đầu tư thực hiện nhiều dự án cùng lúc thì không đủ giải ngân cho việc chuẩn bị”.

Với nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, ông Nguyễn Quốc Hiệp đánh giá, đây là nguồn vốn lớn về mặt giá trị và có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi giao nhà thì giá trị thanh toán chỉ được phép tối đa 70% giá trị hợp đồng. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư không có nguồn lực tài chính khác mà chỉ phụ thuộc 2 nguồn nêu trên thì sẽ rất nguy hiểm.

Kỳ vọng TPP
Với những phân tích trên, GS.TS Đặng Hùng Võ đưa ra 2 giải pháp mới là chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS và cho phép thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. “Ở các nước, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS là giải pháp có sức sống mạnh mẽ. Ngoài việc doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường thì hình thức niêm yết dự án đầu tư cũng được áp dụng. Theo đó, cơ chế mua bán BĐS hình thành trong tương lai tại Việt Nam có thể chuyển sang niêm yết theo dự án và trả BĐS theo số lượng cổ phiếu”, GS.TS Đặng Hùng Võ nêu giải pháp.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, một hình thức khác khá hiệu quả là thành lập các quỹ đầu tư BĐS để thu nhận vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó đầu tư vào kinh doanh BĐS. Đặc biệt, từ 2015, thị trường BĐS Việt Nam đã khởi sắc, đó chính là điều kiện để các nhà đầu tư trong nước thành lập các quỹ. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào các nhà đầu tư, chính các nhà đầu tư cần nâng cao nhận thức để đi tiên phong trong quá trình chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS.

Đối với giải pháp thế chấp BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, đây là cách thức tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung dài hạn tại những ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn. Tuy nhiên, các quy định hiện nay chưa cho phép thực hiện giải pháp này. “Hy vọng chính sách này sẽ được chấp thuận trong quá trình Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP và các cộng đồng thương mại tự do kiểu mới tương tự”, ông Đặng Hùng Võ kỳ vọng.

Với những đòi hỏi về vốn của thị trường BĐS, các chuyên gia khuyến nghị, trong thời gian tới, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính và đa dạng hóa các loại hình huy động vốn khác như nguồn vốn từ quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư BĐS…

Theo An Ninh Thủ Đô

loading…


Related Posts

Tphcm Huong Toi Thi Diem Mien Giay Phep Xay Dung Cho Nguoi Dan 1
Kinh doanh

TP.HCM hướng tới thí điểm miễn giấy phép xây dựng cho người dân

Unnamed (3)
Bất động sản

CapitaLand Development tiếp tục hành trình “Bước chân gắn kết yêu thương” lần 3

Khong Can Chinh Sua Giay To Dat Dai Sau Khi Sap Xep To Chuc Chinh Quyen Dia Phuong 2 Cap 1
Bất động sản

Không cần chỉnh sửa giấy tờ đất đai sau khi sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Nghien Cuu Goi Tin Dung Cho Vay Doi Voi Nguoi Tre Tuoi Co Nhu Cau Mua Nha 1
Bất động sản

Nghiên cứu gói tín dụng cho vay đối với người trẻ tuổi có nhu cầu mua nhà

Unnamed 1 6 2
Kinh doanh

CapitaLand Development khởi công dự án nhà ở thấp tầng hạng sang The Fullton

Tp Hcm Xay Dung Khung Phap Ly Cho Thue Can Ho Ngan Ngay 2
Bất động sản

TP.HCM xây dựng khung pháp lý cho thuê căn hộ ngắn ngày

Chu Tich Tan Hoang Minh Do Anh Dung Tai Xuat Muon Lam Khu Do Thi 4 320ha Tai Da Lat 2
Bất động sản

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng tái xuất, muốn làm khu đô thị 4.320ha tại Đà Lạt

Thu Tuong Nha O Xa Hoi Khong Phai Nam O Noi Khi Ho Co Gay Dau Thua Duoi Theo 1
Bất động sản

Thủ tướng: Nhà ở xã hội không phải nằm ở nơi ‘khỉ ho cò gáy, đầu thừa đuôi thẹo’

Dat Dong Anh Tang Gia Mat Duong 200 Trieu M2 Co 4 Ty Kho Mua Manh Dat Ngo Cut 5
Kinh doanh

Đất Đông Anh tăng giá: Mặt đường 200 triệu/m2, có 4 tỷ khó mua mảnh đất ngõ cụt

Tin cập nhật

Thoa Thuan Thuong Mai Viet Nam Hoa Ky Them Ky Vong Moi Cho Dong Von Ngoai 2
Kinh doanh

Thỏa thuận thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Thêm kỳ vọng mới cho dòng vốn ngoại

Du An Mo Rong Cao Toc Tphcm Long Thanh Se Khoi Cong Ngay 19 8 1
Kinh doanh

Dự án mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành sẽ khởi công ngày 19/8

Thi Truong Hang Hoa Phan Ung Ra Sao Voi Thoa Thuan Thue Quan Moi Giua My Va Viet Nam 1
Kinh doanh

Thị trường hàng hóa phản ứng ra sao với thỏa thuận thuế quan mới giữa Mỹ và Việt Nam?

Gia Usd Ngan Hang Tang Cao Ty Gia Trung Tam Lap Dinh Moi 1
Kinh doanh

Giá USD ngân hàng tăng cao, tỷ giá trung tâm lập đỉnh mới

Lenh Hoan Thue Cua My Sap Het Nguy Co Bung No Chien Tranh Thuong Mai Toan Cau 2
Kinh doanh

Lệnh hoãn thuế của Mỹ sắp hết, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại toàn cầu

My Dat Thoa Thuan Voi Viet Nam Chung Khoan Lap Dinh Co Phieu Nike Tang Hon 4 2
Kinh doanh

Mỹ đạt thỏa thuận với Việt Nam: Chứng khoán lập đỉnh, cổ phiếu Nike tăng hơn 4%

Unnamed (3)
Công nghệ

OPPO ra mắt bộ đôi OPPO Watch X2 và OPPO Watch X2 Mini

Unnamed 1 2 2
Công nghệ

OPPO ra mắt OPPO Pad SE – Giải pháp giải trí gia đình và sáng tạo mọi lúc mọi nơi

Unnamed 4 1
Du lịch

Agoda tiết lộ Đà Lạt nằm trong top những điểm đến mùa hè tiết kiệm nhất châu Á

Unnamed 4 1 1 2
Điện ảnh

Tài tử đình đám xứ Hàn Park Sung Woong úp mở khả năng hợp tác với Lý Hải

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily