VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Cựu giáo chức Việt khen giáo dục thời Pháp ‘chất lượng, khai phóng’

Thứ Sáu, 01/09/2017 - 14:13

 

Nhiều học sinh theo chương trình phổ thông Pháp ở Việt Nam trước 1954 hiện là những cựu giáo chức tóc bạc da mồi. Họ vẫn nhớ kỷ niệm thời cắp sách đến trường 60-70 năm trước.

Ngày học hai buổi, thầy giáo rất nghiêm khắc

Ông Võ Văn Mậu (84 tuổi, ngụ quận 5, TP HCM), nguyên giáo viên trường Pétrus Ký, nay là THPT chuyên Lê Hồng Phong, từng theo chương trình tiểu học Pháp ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Sáu tuổi bước vào lớp đồng ấu (lớp 1), thầy giáo đã dạy tiếng Pháp và đây là ngôn ngữ chính suốt cấp học.

cuu-giao-chuc-viet-khen-giao-duc-thoi-phap-chat-luong-khai-phong

Ông Võ Văn Mậu. Ảnh: Mạnh Tùng

Học sinh cấp một học một tuần năm ngày, mỗi ngày hai buổi, sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 13h30 đến 16h30. Mỗi tuần có thêm vài giờ tiếng Việt với các môn học thuộc lòng, ngữ pháp, chính tả.

Ông Mậu kể, mỗi huyện khi đó mới có một trường tiểu học, mỗi trường có 4-5 lớp đồng ấu (khoảng 30 em) nhưng rơi rụng dần khi lên lớp cao hơn như dự bị, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất. Lý do chương trình học nặng và khó, thi cử đánh giá rất nghiêm ngặt.

Thầy giáo thời đó rất nghiêm, phần học trò thì kính nể và sợ uy của thầy. Trong lớp học không có chuyện trò nghịch ngợm, làm ồn bởi thầy nhắc nhở nhiều lần thì có quyền đuổi trò hư ra khỏi lớp. Trường hợp nghiêm trọng, giáo viên có thể đề nghị hiệu trưởng cho thôi học.

Đến lớp ba, học sinh nào không thể giao tiếp bằng tiếng Pháp sẽ bị cho nghỉ. Kết thúc mỗi lớp học đều có kỳ thi sát hạch với hai phần viết và vấn đáp. “Phần thi vấn đáp là khó nhất, bởi mấy giám khảo là ông Tây, bà đầm hỏi đủ kiến thức”, ông nhớ lại.

Hết chương trình tiểu học, học sinh phải nắm vững kiến thức lịch sử Đông Dương, đọc sách và nói chuyện những sự kiện chính của Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp, những phát minh lớn và cuộc khám phá vùng đất mới… Môn văn phải nắm được tác phẩm kinh điển thế kỷ 17-18.

Trung bình mỗi kỳ thi cấp chứng chỉ tiểu học tỷ lệ đậu chỉ chừng 20-25%. Khóa thi của ông Mậu chưa đầy 20 học trò ở huyện Mỏ Cày đậu tiểu học, ở xã quê ông chỉ được vài người.

cuu-giao-chuc-viet-khen-giao-duc-thoi-phap-chat-luong-khai-phong-1

Một lớp tiểu học chương trình Pháp ở Châu Đốc. Ảnh tư liệu

Sau đó, ông Mậu lên Sài Gòn theo chương trình bậc thành chung ở trường Thực nghiệp Sài Gòn, học song song với chương trình sư phạm. Học sinh được cấp học bổng 200-350 đồng mỗi tháng, hỗ trợ chi phí ăn ở, nhưng phải cam kết sau khi tốt nghiệp làm công tác giảng dạy ít nhất 10 năm.

Tốt nghiệp sư phạm, ông và nhiều đồng môn được sắp xếp nơi làm việc, người nào giỏi được quyền lựa chọn trường về dạy.

Đánh giá về chương trình giáo dục Pháp đã trải qua, ông Mậu nhận xét ngắn gọn “chất lượng tốt, phân hóa rõ ràng”. Chương trình học đã tạo động lực “ép” học sinh phải chăm chỉ, say mê học tập bởi chỉ cần xao nhãng, không theo kịp bạn bè, người đó sẽ bị đào thải.

Ngoài ra, hệ thống đánh giá chất lượng của Pháp minh bạch, không cào bằng. “Mỗi tháng, mỗi quý họ đều có kỳ kiểm tra, phân loại và xếp hạng học trò. Người nào kém thì nhìn vào đó, biết mình đang ở đâu đặng tiến lên theo kịp người ta”.

Dạy học, ra đề, chấm thi theo hướng mở

Cùng chương trình Pháp song ông Nguyễn Minh Nhựt (74 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nguyên giáo viên THPT ở TP HCM, lại tiếp thu nó trên đất Campuchia bởi ông được sinh ra ở đây và có cha công tác ở sở Hỏa xa Đông Dương.

Chương trình tiểu học Pháp được áp dụng cho toàn Đông Dương, ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Bạn bè trong lớp xuất thân từ nhiều hoàn cảnh, có người con công chức cao cấp, hay viên chức bậc trung và cả con cháu Hoàng gia Campuchia.

Đến bậc thành chung và tú tài, ông về Việt Nam và theo học ở Chasseloup Laubat (trường THPT Lê Quý Đôn ngày nay), vẫn học theo chương trình tiếng Pháp nên gần như ông không biết đọc, viết tiếng Việt, chỉ giao tiếp ở mức sơ cấp.

Ông phải tự học tiếng Việt cùng sự giúp đỡ của nhiều thầy cô ở Đại học Sư phạm Sài Gòn với nguyện vọng công tác ở Việt Nam. Ra trường năm 1968 làm giáo viên Sử – Địa, ông được phân công dạy ở nhiều trường như Thoại Ngọc Hầu (An Giang), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Pétrus Ký, Trần Khai Nguyên (Sài Gòn)…

“Có đi dạy học, hiểu được nghề mình mới nhận ra nhiều giá trị quý giá của nền giáo dục Pháp hồi nhỏ mình theo học”, ông giáo chia sẻ. Theo ông Nhựt, phương pháp giáo dục của Pháp là học tại chỗ, học trò được ôn luyện ngay trên lớp, về nhà sẽ có bài tập riêng được sửa trong buổi học sau.

Đầu tiên, các trò đổi chéo bài làm cho nhau để kiểm tra, sau đó một vài người sẽ được lên bảng trình bày bài giải. Tiếp đó thầy giáo cho học trò tranh luận xem bạn mình đúng sai, hay dở ra sao rồi sẽ kết luận bài học.

Trong lớp, học sinh có thể giơ tay phát biểu bất cứ lúc nào nếu cảm thấy không hiểu bài hoặc không đồng ý với quan điểm của thầy. Thầy sẽ lắng nghe để giải thích cho trò và bảo vệ quan điểm của mình, cho đến khi trò bị thuyết phục.

Cho học trò quyền tự do tranh luận nhưng không có nghĩa giáo viên dễ mà trái lại rất nghiêm. Chẳng hạn với môn tiếng Pháp bậc tiểu học, mỗi ngày thầy giáo dạy nhuần nhuyễn cho học trò 10 từ vựng. Bài học hôm sau, thầy có thể kiểm tra bất kỳ học trò nào về từ cũ đã học, ai không thuộc sẽ bị phạt roi và chép phạt.

Sở dĩ giáo viên có thời gian dành cho học trò nhiều mà không sợ “cháy” giáo án, bởi giáo án dạy học của Pháp không mang tính áp đặt. Chương trình dạy được sắp xếp có trình tự theo dạng cuốn chiếu, các chuỗi kiến thức liên kết chặt chẽ với nhau.

cuu-giao-chuc-viet-khen-giao-duc-thoi-phap-chat-luong-khai-phong-2

Học sinh trung học trong một giờ Hóa học chương trình Pháp đầu thế kỷ 20. Ảnh tư liệu

Theo ông Nhựt, chương trình Pháp nặng bởi yêu cầu kết quả đạt được cao nhưng không ôm đồm. Họ đi từng bước một miễn sao học trò học tới đâu phải nắm chắc tới đó.

Ông Nhựt kể, thế hệ học sinh của mình gần như không biết đến quay cóp trong giờ thi, bởi “có giở sách vở hoặc xem bài bạn cũng chẳng làm được bài”. Lối ra đề của Pháp theo hướng tổng hợp, vận dụng kiến thức chung, sẽ không có câu hỏi nào chỉ nằm gói gọn trong một đơn vị bài học.

Tới khâu chấm thi, giáo viên không cho điểm trên cơ sở đáp án, đúng sai mà dựa vào lập luận trong bài làm thuyết phục hay không. “Từ lúc dạy học đến cho đề rồi chấm thi của họ thời đó đều theo hướng mở. Sẽ không có một nút thắt ở bất cứ vấn đề nào để khai phóng học sinh có thể phản biện tiếp, từ đó nảy ra cái mới hơn”, ông giáo nhận xét.

Bằng kinh nghiệm mấy chục năm dạy học, ông Nhựt cho rằng, ngành giáo dục Việt Nam có thể chắt lọc và học tập một số ưu điểm giáo dục Pháp từ trước để hoàn thiện mình.

Mạnh Tùng/Vnexpress

Related Posts

Tphcm De Xuat Cam Hoc Sinh Dung Dien Thoai O Truong 1
Giáo dục

TPHCM đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại ở trường

Z66795646273092c4f9d5f62aeee5458f2fff342e211d7 17515105402371015509484 90 0 1162 2048 Crop 17515108073401009530598 1
Giáo dục

Hà Nội công bố điểm chuẩn lớp 10, cao nhất Trường THPT Kim Liên

De Thi Phan Hoa Manh Bo Giao1 Duc Va Dao Tao Noi Gi Ve Diem So Va Tuyen Sinh 3
Giáo dục

Đề thi phân hóa mạnh, Bộ Giao1 dục và Đào tạo nói gì về điểm số và tuyển sinh?

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Hon 11 Trieu Si Tu San Sang Ca He Thong Cung Vao Cuoc 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 1,1 triệu sĩ tử sẵn sàng, cả hệ thống cùng vào cuộc

Bo Truong Nguyen Kim Son Coi Thi Dung Quy Che Xu Ly Nghiem Khong Du Di 5
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Coi thi đúng quy chế, xử lý nghiêm, không du di

8e19985b 7a3f 41db B170 Eb74905bffcd 5
Giáo dục

Trúc Thy chia sẻ và huấn luyện cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh trường UEF

Oun03269 (2)
Giáo dục

Hàng trăm học sinh, sinh viên tham gia giải chạy vì môi trường tại trường Đại học Mở TP.HCM

093251 Ha Noi Cong Bo Diem Thi Vao Lop 10 Thpt Nam 2023 2
Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo, hỗ trợ toàn diện cho thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thu Tuong Tao Thuan Loi Nhat Cho Moi Thi Sinh To Chuc Ky Thi Thpt Thuc Su La Ngay Hoi 7
Giáo dục

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất cho mỗi thí sinh, tổ chức kỳ thi THPT thực sự là ‘ngày hội’

Tin cập nhật

H2 17443582962901048571012 3 2
Đời sống

Bảo đảm chu đáo, an toàn cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Nhom Nha Dau Tu Muon Xay Sieu Trung Tam Du Lieu 2 Ty Usd O Tp Hcm 1
Công nghệ

Nhóm nhà đầu tư muốn xây siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD ở TP.HCM

Va Cham Kinh Hoang Voi Container 3 Nguoi Thoat Chet Ky Dieu 2
Đời sống

Va chạm kinh hoàng với container, 3 người thoát chết kỳ diệu

Tam Giu Doi Tuong Ban Hang Tron Thue Co Doanh Thu Hon 800 Ty 1
Đời sống

Tạm giữ đối tượng bán hàng trốn thuế có doanh thu hơn 800 tỷ

Tphcm De Xuat Cam Hoc Sinh Dung Dien Thoai O Truong 1
Giáo dục

TPHCM đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại ở trường

Ha Noi Lap Dat Huy Dong 284 Man Hinh Led Phuc Vu Le Ky Niem Quoc Khanh 2 9 1
Đời sống

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Chon Day So Ngay Thang Sinh Gia Dinh Cong Nhan Tai Tp Hcm Trung Vietlott 16 Ty Dong 1
Kinh doanh

Chọn dãy số ngày tháng sinh gia đình, công nhân tại TP. HCM trúng Vietlott 16 tỷ đồng

Unnamed 1 5 2
Làm đẹp

Khi hương thơm là cầu nối giữa thiên nhiên và nghệ thuật

Da Den Thoi Diem Vang De Nha Dau Tu Tro Lai Voi Co Phieu Nganh Chung Khoan 1
Kinh doanh

Đã đến “thời điểm vàng” để nhà đầu tư trở lại với cổ phiếu ngành chứng khoán?

Khoi Ngoai Mua Rong Phien Thu 7 Lien Tiep Vn Index Chinh Phuc Dinh Moi 3
Kinh doanh

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp, VN-Index chinh phục đỉnh mới

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily