VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Cuộc chơi M&A của khối ngoại tại Việt Nam

Thứ Sáu, 01/12/2023 - 20:41
Bat Dong San20231129181354 1

Nhờ vào sự ổn định về chính trị cũng như là những chính sách khuyến khích đầu tư đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bên cạnh đó cùng với nhiều thành tựu ấn tượng trong việc hợp tác và hội nhập như ký kết thêm các hiệp định FTA mới, nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện với các quốc gia như Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Đặc biệt, chuyến thăm của tổng thống Biden vừa rồi đã mang đến thỏa thuận về hợp tác toàn diện, và phát triển thị trường sản xuất công nghệ cao và bán dẫn giữa 2 quốc gia.

Việt Nam đã và đang tiếp tục lọt vào ‘tầm ngắm’ của một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó đáng chú ý là TP Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế tài chính, và Hà Nội – trung tâm chính trị của cả nước, có những bước phát triển nhanh chóng sau khi bộ luật về bất động sản được ban hành vào năm 2003. Kể từ đó, hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng cũng được ghi nhận đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch. 

Tuy tình hình nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng từ đầu năm 2023 đến nay còn gặp nhiều thách thức, các giao dịch đầu tư và M&A bất động sản vẫn diễn ra. Tuy nhiên các giao dịch trong năm 2023 đã được ghi nhận theo dữ liệu của RCA và Cushman & Wakefield có số lượng ít hơn và tổng giá trị nhỏ hơn 2022. Tổng giá trị giao dịch đầu tư và M&A BĐS tạm tính trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 729 triệu USD, giảm 33% do so với cùng kỳ do thiếu thương vụ có giá trị lớn (Năm 2022 có thương vụ mua lại dự án văn phòng Capita Place trị giá 500 triệu USD). Trong đó, dẫn đầu là các nhà đầu tư gốc Á từ Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc với lợi thế về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa, và am hiểu pháp luật địa phương.

Nhìn chung, số liệu giao dịch 2023 cho thấy các nhà đầu tư ngoại vẫn chiếm phần lớn trong hoạt động giao dịch, thu mua, và đầu tư bất động sản; trong khi khối nội chỉ chiếm chưa đến 10% số lượng giao dịch. Điều này là do doanh nghiệp nội hiện vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như: tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa tiếp cận được dòng vốn. 

‘Trong một chuỗi sự kiện đầu tư mà Cushman & Wakefield đã tổ chức đầu năm nay, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát với các khách hàng rộng khắp Châu Á Thái Bình Dương của mình về thị trường mà họ đang quan tâm nhất, đa số các phản hồi đều rất tích cực với tiềm năng đầu tư tại Việt Nam,’ bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định. ‘Khi bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành một thị trường tiềm năng thu hút đầu tư.’

Nhưng quan trọng hơn hết, tỷ suất sinh lợi hấp dẫn ở một thị trường mới nổi như Việt Nam chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn lại các giao dịch trong giai đoạn 2018 – 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận tổng lượng vốn đầu tư và M&A bất động sản đạt khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó loại hình Nhà ở và Công nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượng 46% và 28%, theo dữ liệu từ RCA và Cushman & Wakefield. Điều này cho thấy khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung vào các loại tài sản truyền thống tại Việt Nam, phục vụ chính cho nhu cầu ‘an cư, lạc nghiệp’.

Thị trường nhà ở cao cấp – sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài

Kể từ khi thị trường bất động sản Việt Nam hình thành, phân khúc Nhà ở luôn là loại hình hấp dẫn cả nhà đầu tư nội và ngoại. Nhờ vào dân số Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đông dân đứng thứ 15 trên thế giới với 100 triệu người. Mô hình nhân chủng học ở Việt Nam với 70% dân số trong độ tuổi 15-64, thu nhập khả dụng gia tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh càng tăng tính hấp dẫn đối với thị trường nhà ở đối với FDI.

Như hơn 15 năm trước, dòng vốn FDI chỉ tập trung ở phân khúc nhà ở cao cấp. Những tên tuổi đã rất quen thuộc trên thị trường như Keppel Land, Capitaland với các dự án bất động sản cao cấp đầu tiên tại Việt Nam như The Estella hoặc The Vista được đưa ra chào bán trên thị trường. Với tổng nguồn cung căn hộ cao cấp tại Tp. Hồ Chí Minh thời đó là khoảng 1.700 căn, trong đó có khoảng 1.000 căn đến từ các dự án có vốn FDI. 

Đến chu kỳ hiện tại, thị trường bắt đầu trở nên quen thuộc với những tên tuổi của những chủ đầu tư FDI khác như Hong Kong Land, Frasers Property hoặc Mapletree. Ngoài ra, còn có các nhà đầu tư uy tín khác từ Nhật Bản như Daiwa House, Nomura và Sumitomo đầu tư dự án ở quận 7, hoặc tập đoàn Hàn Quốc như Lotte Group, GS đầu tư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thúc đẩy số lượng căn hộ cao cấp của khối ngoại tại TPHCM tăng lên đáng kể tới 23,800 căn vào Q3 2023, so với chỉ 1,000 căn năm 2008.

Sự dịch chuyển và gia tăng dòng vốn vào bất động sản thương mại và công nghiệp

Phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần trở nên vượt trội hơn hầu hết các loại tài sản khác, nhờ vào sự phát triển của ngành sản xuất và xuất khẩu, thương mại điện tử, vận tải & kho bãi.. kể từ năm 2018. Ngành sản xuất chế biến, chế tạo chiếm phần lớn trong tổng vốn FDI, nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới Việt Nam như một điểm đến mới cho việc mở rộng sản xuất từ Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.

Một số khoản đầu tư được công bố gần đây bao gồm Frasers Property Vietnam thông báo về việc hợp tác với Gelex Group – tập đoàn đầu tư đa ngành hàng đầu trong nước, để cùng phát triển danh mục đầu tư các khu công nghiệp và mở rộng thị trường bất động sản công nghiệp trên khắp miền Bắc. Tổng mức đầu tư dự kiến là 250 triệu USD. Hay như thương vụ Foxconn thuê thêm đất tại Việt Nam, tổng giá trị khoảng 100 triệu USD tại Khu công nghiệp Quang Châu và Khu công nghiệp WHA 1…Ngoài các nhà đầu tư châu Á, sự quan tâm của các quốc gia châu Âu và Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam cũng ngày càng tăng.

Văn phòng, bán lẻ và khách sạn vẫn luôn được săn đón ngay khi xuất hiện cơ hội

Các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các bất động sản văn phòng có vị trí tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh, khi họ đặt mục tiêu kỳ vọng vào tiềm năng gia tăng giá trị và sự giảm của tỷ suất vốn hóa. Trong vòng 5 năm qua, khi giá thuê và công suất cho thuê của các tòa nhà văn phòng được cải thiện, đặc biệt với các tòa nhà văn phòng hạng A có chất lượng tốt, công suất cho thuê cao, vị trí đắc địa, đã tạo nên sự khan hiếm cho thị trường. Đáng chú ý, năm 2022 thị trường văn phòng lần đầu tiên ghi nhận một thương vụ M&A lớn kỷ lục với giá trị 557 triệu USD. 

Sau 2 năm hoạt động đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng chững lại dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, thị trường đã bắt đầu ghi nhận xuất hiện các thương vụ giao dịch thuộc mảng bất động sản nghỉ dưỡng, điển hình như thương vụ bán 2 khách sạn ibis Saigon South và Capri by Fraser tại TP.HCM. 

Năm 2023 thị trường cũng chứng kiến một thương vụ giao dịch lớn thuộc phân khúc Bán lẻ trị giá lên tới 52 triệu USD do tập đoàn Keppel Land của Singapore thực hiện nhằm mua lại 65% cổ phần doanh nghiệp sở hữu Bất động sản Bán lẻ này.

Nguồn: RCA, Cushman & Wakefield

Nguồn: RCA, Cushman & Wakefield

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHI THỰC HIỆN M&A

Về phía bên mua, trở ngại chủ yếu chúng tôi ghi nhận vẫn nằm ở việc tìm kiếm những cơ hội có chất lượng tốt có dòng thu nhập ổn định. Tuy nhiên, các cơ hội như vậy còn rất hạn chế tại Việt Nam. Thực tế mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía, và quy trình bồi thường. Vấn đề về độ hoàn thiện của hồ sơ pháp lý dự án hiện đang là thách thức với cả bên bán và bên mua. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển, sự phù hợp về chiến lược và giá trị kỳ vọng là một quá trình nghiên cứu thử thách cho các nhà đầu tư. 

Bên cạnh đó, hầu hết các bất động sản chào bán trên thị trường thường không công bố rộng rãi và chính thức dẫn đến khả năng tiếp cận các tài sản tốt là rất ‘eo hẹp’. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG – ĐÓN DÒNG VỐN LỚN

Tuy còn nhiều thử thách, nhưng Cushman & Wakefield tin rằng đây vẫn là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động thâu tóm hoặc liên kết hợp tác, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh. Vì hiện nay, mặt bằng lãi suất đã giảm, nhiều nghị định và quy định mới nhằm gỡ vướng cho dự án bất động sản đã được ban hành, bên cạnh nhiều giải pháp tích cực khác mà chính phủ đang thực hiện để cải thiện tính minh bạch, chấp hành pháp luật cũng như môi trường kinh doanh nói chung. Những quy định mới sẽ giúp tạo giải pháp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường và liên kết hợp tác.

Cushman & Wakefield dự báo sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026, nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực. Các mục tiêu đầu tư dự kiến vẫn nằm ở việc tìm kiếm những quỹ đất sạch, có chất lượng tốt, có giá trị thật, cũng như có quyền sở hữu hợp pháp, đền bù giải phóng hoàn chỉnh và có tiềm năng phát triển. 

Sự thay đổi về khối lượng đầu tư trong các năm qua 

Quốc Đạt / Thị Trường Giao Dịch

Related Posts

Du An Lotte Eco Smart City O Thu Thiem Duoc Duyet Gia Dat 16 190 Ty Dong 1
Bất động sản

Dự án Lotte Eco Smart City ở Thủ Thiêm được duyệt giá đất 16.190 tỷ đồng

Bung No Du An Ty Usd Dong Von Lon Do Vao Bat Dong San Nam Trung Bo 2
Kinh doanh

Bùng nổ dự án tỷ USD, dòng vốn lớn đổ vào bất động sản Nam Trung Bộ

Tphcm Huong Toi Thi Diem Mien Giay Phep Xay Dung Cho Nguoi Dan 1
Kinh doanh

TP.HCM hướng tới thí điểm miễn giấy phép xây dựng cho người dân

Unnamed (3)
Bất động sản

CapitaLand Development tiếp tục hành trình “Bước chân gắn kết yêu thương” lần 3

Khong Can Chinh Sua Giay To Dat Dai Sau Khi Sap Xep To Chuc Chinh Quyen Dia Phuong 2 Cap 1
Bất động sản

Không cần chỉnh sửa giấy tờ đất đai sau khi sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Nghien Cuu Goi Tin Dung Cho Vay Doi Voi Nguoi Tre Tuoi Co Nhu Cau Mua Nha 1
Bất động sản

Nghiên cứu gói tín dụng cho vay đối với người trẻ tuổi có nhu cầu mua nhà

Unnamed 1 6 2
Kinh doanh

CapitaLand Development khởi công dự án nhà ở thấp tầng hạng sang The Fullton

Tp Hcm Xay Dung Khung Phap Ly Cho Thue Can Ho Ngan Ngay 2
Bất động sản

TP.HCM xây dựng khung pháp lý cho thuê căn hộ ngắn ngày

Chu Tich Tan Hoang Minh Do Anh Dung Tai Xuat Muon Lam Khu Do Thi 4 320ha Tai Da Lat 2
Bất động sản

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng tái xuất, muốn làm khu đô thị 4.320ha tại Đà Lạt

Tin cập nhật

H2 17443582962901048571012 3 2
Đời sống

Bảo đảm chu đáo, an toàn cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Nhom Nha Dau Tu Muon Xay Sieu Trung Tam Du Lieu 2 Ty Usd O Tp Hcm 1
Công nghệ

Nhóm nhà đầu tư muốn xây siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD ở TP.HCM

Va Cham Kinh Hoang Voi Container 3 Nguoi Thoat Chet Ky Dieu 2
Đời sống

Va chạm kinh hoàng với container, 3 người thoát chết kỳ diệu

Tam Giu Doi Tuong Ban Hang Tron Thue Co Doanh Thu Hon 800 Ty 1
Đời sống

Tạm giữ đối tượng bán hàng trốn thuế có doanh thu hơn 800 tỷ

Tphcm De Xuat Cam Hoc Sinh Dung Dien Thoai O Truong 1
Giáo dục

TPHCM đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại ở trường

Ha Noi Lap Dat Huy Dong 284 Man Hinh Led Phuc Vu Le Ky Niem Quoc Khanh 2 9 1
Đời sống

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Chon Day So Ngay Thang Sinh Gia Dinh Cong Nhan Tai Tp Hcm Trung Vietlott 16 Ty Dong 1
Kinh doanh

Chọn dãy số ngày tháng sinh gia đình, công nhân tại TP. HCM trúng Vietlott 16 tỷ đồng

Unnamed 1 5 2
Làm đẹp

Khi hương thơm là cầu nối giữa thiên nhiên và nghệ thuật

Da Den Thoi Diem Vang De Nha Dau Tu Tro Lai Voi Co Phieu Nganh Chung Khoan 1
Kinh doanh

Đã đến “thời điểm vàng” để nhà đầu tư trở lại với cổ phiếu ngành chứng khoán?

Khoi Ngoai Mua Rong Phien Thu 7 Lien Tiep Vn Index Chinh Phuc Dinh Moi 3
Kinh doanh

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp, VN-Index chinh phục đỉnh mới

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily