Quân đội Ukraine nhiều khả năng đã tái sử dụng lại các linh kiện từ UAV Nga bị bắn hạ chế tạo máy bay không người lái cảm tử mới.
Theo trang tin Mash, quân đội Ukraine đang sử dụng các linh kiện điện tử thu được máy bay không người lái (UAV) cảm tử Geran-2 của Nga để chế tạo máy bay không người lái cảm tử của riêng họ. Một trong số máy bay loại này của Ukraine đã bị phòng không Nga đánh chặn trong thời gian gần đây.
Cũng theo Mash, từ xác chiếc UAV Ukraine bị bắn hạ, an ninh Nga phát hiện các khối điện tử dẫn đương của Geran-2. Thiết kế của UAV cảm tử Ukraine có vẻ đơn giản hơn nhiều Geran-2 nhưng nó được trang bị hai động cơ quạt nhằm tăng tầm hoạt động.
Hệ thống dẫn đường đang được Nga sử dụng trên Geran-2 hiện tại có tên Kometa (Sao chổi), nó thường được đặt ở phần cánh của UAV do nếu máy bay bị đánh chặn hoặc mất kiểm soát rơi xuống bộ phần này nhiều khả năng sẽ ít bị hư hại.
Kometa dẫn đường cho Geran-2 dựa trên hệ thống định vị vệ tinh GLONASS do Nga phát triển nên nó không chịu các hạn chế so với hệ thống GPS của Mỹ.
Nga bắt đầu sử dụng rộng rãi máy bay không người lái Geran-2 ở Ukraine vào mùa thu năm ngoái thực hiện các cuộc tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Ukraine.
Geran-2 không chỉ hiệu quả trong tấn công mà chi phí để chế tạo và triển khai chúng cũng thấp hơn nhiều so với các loại tên lửa hiện đại. Chi phí của một chiếc UAV cảm tử Nga không vượt quá 18.000 đến 20.000 USD, do đó máy bay không người lái rẻ hơn nhiều so với bất kỳ tên lửa hành trình nào.
Khung máy bay bằng nhựa/composite làm giảm khả năng hiển thị của radar và động cơ pít-tông tạo ra nhiệt không đủ lớn để vũ khí phòng không tầm thấp phát hiện và nhắm mục tiêu bằng hồng ngoại. Dù sử dụng động cơ cánh quạt cỡ nhỏ nhưng UAV này vẫn có thể đạt vận tốc 220-250 km/h và phạm vi bay có thể vượt hơn 2.000 – 2.500 km.
Geran-2 mang đầu đạn nổ mạnh nặng hàng chục kilogram. Ngoài ra, theo các nguồn tin nước ngoài, trong loạt UAV mới nhất, đầu đạn phân mảnh đã được sử dụng giúp tăng khả năng tấn công của vũ khí.
Kiev và các đồng minh phương Tây đã nhiều lần khẳng định máy bay không người lái thực sự có nguồn gốc từ Iran, chỉ ra những điểm tương đồng nổi bật giữa Geran-2 và Shahed-136. Tuy nhiên phương Tây có bằng chứng chắc chắn nào chứng minh những tuyên bố trên
Trong khi cả Moskva và Tehran đều liên tục phủ nhận máy bay không người lái được Iran cung cấp cho Nga. Tuy nhiên, Tehran thừa nhận đã gửi mẫu máy bay không người lái tới Nga vài tháng trước khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022.
TRÀ KHÁNH(Nguồn: russian.rt.com) / VTC News