VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Đại diện nhiều doanh nghiệp bất động sản kiến nghị cần sớm tháo gỡ rào cản chính sách

Thứ Hai, 19/07/2021 - 14:47

Sức đề kháng của doanh nghiệp địa ốc đang ngày càng suy giảm do ảnh hưởng bởi lần bùng phát dịch thứ 4. Nếu không có những chính sách cứu trợ hay tháo gỡ khó khăn kịp thời, số lượng doanh nghiệp địa ốc đứng trên bờ vực phá sản ngày càng gia tăng.

Ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.887 ca Covid-19 – cao nhất từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020 đến nay. Trong khi đó, số ca nhiễm tại TP.HCM cũng cao nhất từ đầu dịch 4692 còn Hà Nội ghi nhận 42 ca, cao nhất trong đợt dịch thứ 4. Tại TP.HCM, chỉ thị 16 tiếp tục được áp dụng. Một số tỉnh thành cũng đã thực hiện giãn cách xã hội.

Có thể nói, đây là lần bùng phát dịch bệnh với diễn biến và tính chất phức tạp nhất kể từ đầu năm 2020 tới nay. Cũng tính từ thời điểm lần đầu tiên ca nhiễm trong nước đầu tiên xuất hiện, đến nay, đã hơn 1 năm, không ít doanh nghiệp bất động sản đã rơi vào tình trạng “khó chồng khó”.

Theo Bộ Xây dựng, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể. Con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi diễn biến  bùng phát dịch gần đây chưa có dấu hiệu kiểm soát cơ bản.

(Ảnh minh hoạ)

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, sức đề kháng của doanh nghiệp địa ốc đang ngày càng suy giảm do ảnh hưởng bởi dịch. Doanh nghiệp phải “gồng mình” trong 3 lần bùng phát dịch bệnh trước đó. Nếu làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp địa ốc sẽ không có dòng tiền để phục hồi, các nguồn lực bị sụt giảm.

Trong khi đó, doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nguồn lực dự phòng để đảm bảo chống chịu qua các đợt khủng hoảng là thấp.

“Do đó, để việc phục hồi nhanh hơn cho các doanh nghiệp ở năm sau hay các năm tới thì những rào cản cần được giải quyết rốt ráo nhất. Đặc biệt, cần đề cao tính thực thi của các chính sách cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp rất cần trợ lực thêm từ Chính phủ thông qua việc tháo gỡ rào cản chính sách giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực trong thời gian sắp tới” – bà Hương nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, vị lãnh đạo Đại Phúc Land cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cần có các kịch bản cho từng trường hợp, cũng cần phải phân kỳ đầu tư, xác định sống chung với dịch bệnh cho hết năm nay hoặc hết quý I năm sau khi mà chiến lược vaccine chưa được phủ rộng.

“Chúng tôi vẫn ở trong trạng thái bền bỉ chống chịu chuẩn bị nguồn lực cho sự hồi phục nhanh nhất sau đó”, bà Hương cho biết.

Còn theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cengroup, cần có một số chính sách tháo gỡ để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể, đại diện doanh nghiệp này mong muốn Luật Đất đai sửa đổi sớm ra đời và giải quyết được các vấn đề như giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

“Đặc biệt, chúng tôi rất lo ngại loại hình bất động sản gắn liền với đất mà đất đi thuê hàng năm, dù là tài sản của doanh nghiệp, nhưng đất đi thuê thì rất khó trong việc thế chấp, sử dụng làm tài sản bảo đảm, ghi quyền sử dụng đất đó vào trong tài sản, mà cứ lẫn lộn giữa quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất. Việc sử dụng đất trả tiền một lần, hay giao đất có thu tiền sử dụng đất khác với tiền sử dụng đất nhưng trả tiền thuế hằng năm”, ông Hưng chia sẻ thêm.

Ngoài ra, theo ông Hưng, cần phân định rõ loại hình bất động sản nào được quyền mua bán, loại hình nào cho thuê như condotel, officetel, bất động sản dịch vụ,… Với đề xuất này, ông kiến nghị Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan cũng như Hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp bất động sản, Hội quy hoạch, Hội kiến trúc có ý kiến phân định rõ các loại tài sản này.

Khi cấp chứng nhận đầu tư mà ghi rõ các loại hình nào được phép xây dựng để bán, để cho thuê,… nhưng nếu mập mờ giữa cấp phép xây dựng công trình nhưng không biết được bán hay cho thuê thì rất khó cho doanh nghiệp. Với các dự án để bán thì dòng tiền nhanh hơn rất nhiều, dễ dàng trong việc huy động vốn và thế chấp tài sản.

Liên quan đến vốn cho doanh nghiệp địa ốc, ông Hưng nhận định, nguồn vốn ngân hàng đang giảm lãi suất giá rẻ nhưng nếu tiếp tục dựa vào nguồn vốn của ngân hàng thì doanh nghiệp luôn luôn bị động.

“Chúng tôi mong muốn có cơ chế tháo gỡ nhiều hơn trong việc doanh nghiệp được phép huy động vốn bằng nhiều hình thức, như các quỹ tín thác, chính sách, chủ trương mà Chính phủ đã cởi mở nhưng vẫn còn thiếu văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện. Hiện nay tại Việt Nam, đâu đó mới có 1-2 quỹ tín thác (REIT) được cấp phép nhưng chưa hoạt động đáng kể, vì còn thiếu văn bản thực hiện. 

Đây là nguồn lực rất quan trọng trong dân, những người chỉ có một vài triệu đồng đến một vài chục triệu đồng nhưng cần có kênh để đầu tư bất động sản hợp lý”, ông Hưng nói thêm, “Còn có các loại hình Blockchain, công nghệ, các gói đầu tư chung cũng cần phải được nghiên cứu để cho chính sách sandbox sớm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HDMon Holdings cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh kịp thời giá của vật liệu xây dựng hiện đang tăng đột biến. Bởi theo ông Tuấn, nếu giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng, sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng trong khi nghịch lý là đang trong thời điểm dịch bệnh khó khăn.

Nguyễn Minh / Nhịp sống kinh tế / CafeF

Related Posts

Du An Toi Tap Ra Hang Thi Truong Binh Duong Doi Dien Rui Ro Du Cung 2
Bất động sản

Dự án tới tấp ra hàng, thị trường Bình Dương đối diện rủi ro dư cung

Chuyenmucdichsudungdat 1
Bất động sản

Tiền chuyển nông nghiệp sang đất ở: Có thể giảm còn 30 – 50%

Cong Ty Cua Ong Dang Thanh Tam Nam Quyen Kiem Soat Trump International Viet Nam 1
Kinh doanh

Công ty của ông Đặng Thành Tâm nắm quyền kiểm soát Trump International Việt Nam

Du An Lotte Eco Smart City O Thu Thiem Duoc Duyet Gia Dat 16 190 Ty Dong 1
Bất động sản

Dự án Lotte Eco Smart City ở Thủ Thiêm được duyệt giá đất 16.190 tỷ đồng

Bung No Du An Ty Usd Dong Von Lon Do Vao Bat Dong San Nam Trung Bo 2
Kinh doanh

Bùng nổ dự án tỷ USD, dòng vốn lớn đổ vào bất động sản Nam Trung Bộ

Tphcm Huong Toi Thi Diem Mien Giay Phep Xay Dung Cho Nguoi Dan 1
Kinh doanh

TP.HCM hướng tới thí điểm miễn giấy phép xây dựng cho người dân

Unnamed (3)
Bất động sản

CapitaLand Development tiếp tục hành trình “Bước chân gắn kết yêu thương” lần 3

Khong Can Chinh Sua Giay To Dat Dai Sau Khi Sap Xep To Chuc Chinh Quyen Dia Phuong 2 Cap 1
Bất động sản

Không cần chỉnh sửa giấy tờ đất đai sau khi sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Nghien Cuu Goi Tin Dung Cho Vay Doi Voi Nguoi Tre Tuoi Co Nhu Cau Mua Nha 1
Bất động sản

Nghiên cứu gói tín dụng cho vay đối với người trẻ tuổi có nhu cầu mua nhà

Tin cập nhật

Nguoi Choi Vietlott Khong Tin Trung Tien Ty Cho Den Khi Tien Thuong Vao Tai Khoan 2
Kinh doanh

Người chơi Vietlott không tin trúng tiền tỷ cho đến khi tiền thưởng vào tài khoản

Pho Diem Ky Thi Tot Nghiep Thpt Nam 2025 Toan Gay Bat Ngo 11
Giáo dục

Phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Toán gây bất ngờ

Du Kien Dau Tu Hon 22 000 Ti Dong Mo Tuyen Cao Toc Xuyen Nui Tay Bac 1
Kinh doanh

Dự kiến đầu tư hơn 22.000 tỉ đồng mở tuyến cao tốc xuyên núi Tây Bắc

Hang Tram Kich Ban Lua Dao Trong Duong Day Bay Dau Tu Xuyen Quoc Gia 1
Đời sống

Hàng trăm kịch bản lừa đảo trong đường dây ‘bẫy’ đầu tư xuyên quốc gia

Bat Gon O Nhom Bac Si Gia Lua Dao Benh Nhan O Da Nang 1
Đời sống

Bắt gọn ổ nhóm “bác sĩ giả”, lừa đảo bệnh nhân ở Đà Nẵng

Cap Bach Giai Quyet Tinh Trang O Nhiem Ha Noi Day Manh Thiet Lap Vung Phat Thai Thap 1
Đời sống

Cấp bách giải quyết tình trạng ô nhiễm, Hà Nội đẩy mạnh thiết lập vùng phát thải thấp

Unnamed (4)
Công nghệ

Electro-Voice EVIVA chào sân tại Việt Nam – Loa “Made in Vietnam”, chuẩn âm thanh Mỹ

Unnamed File 3
Kinh doanh

VN-Index gặp áp lực chốt lời sau chuỗi 7 phiên tăng mạnh

Doanh Nghiep Ho Kinh Doanh Khong Can Cap Nhat Dia Chi Sau Sap Nhap 2
Kinh doanh

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh không cần cập nhật địa chỉ sau sáp nhập

Cuu Cuc Truong Nguyen Thanh Phong Bi Khoi To Nhan Hoi Lo 3
Đời sống

Cựu cục trưởng Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố nhận hối lộ

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily