Ngày 28/1/2016, GrabTaxi công bố đổi tên thành Grab với tham vọng khẳng định vị thế hàng đầu thị trường Đông Nam Á và lấn sâu trong lĩnh vực vận tải.
Đơn vị này đã tập hợp tất cả dịch vụ vận tải dưới một thương hiệu duy nhất – Grab. Thương hiệu mới này bao gồm các dịch vụ: taxi (GrabTaxi), xe hợp đồng (GrabCar), xe máy chở khách (GrabBike), đi nhờ xe (GrabHitch) và giao hàng (GrabExpress), tất cả đều đứng dưới một tên gọi chung là Grab.
Việc bỏ đi một từ đối ra với Grab rất quan trọng Grab lý giải: “bởi không chỉ đơn giản là sự rút gọn, thay vào đó còn là cam kết của chúng tôi cho tính thống nhất của Grab đối với tất cả phương tiện di chuyển. Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ taxi như mọi người vẫn nghĩ. Chúng tôi làm mọi thứ liên quan đến vận chuyển”.
GrabTaxi thực chất là bản sao của Uber nhưng GrabTaxi rất khéo léo ẩn mình, để Uber Việt Nam đứng mũi chịu sào trước những công kích của các chủ doanh nghiệp vận tải. Trong khi Uber đang vướng nhiều lùm xùm thì Grab thẳng đường tiến sâu vào lĩnh vực vận tải.
Từ lúc ra mắt năm vào năm 2012, Grab từ một ứng dụng đặt taxi khiêm tốn đã phát triển thành một công ty vận tải lớn nhất Đông Nam Á với mạng lưới 200.000 tài xế đang hoạt động, ứng dụng được tải về và cài đặt trên hơn 11 triệu thiết bị di động.
Từ giữa năm 2015, theo thống kê vùng trung bình mỗi tháng số chuyến xe GrabCar tăng trưởng 35%, và con số này là 75% đối với dịch vụ GrabBike.
Bộ nhận diện thương hiệu mới thể hiện rõ vị trí dẫn đầu thị trường Đông Nam Á của Grab khi mở rộng cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ vận tải tại khu vực trong 18 tháng qua. Hành khách đã công nhận Grab là ứng dụng vận tải rất phù hợp. Số chuyến GrabCar và GrabBike trong khu vực mỗi tháng trung bình tăng lần lượt 35% và 75%.
“Bộ nhận diện thương hiệu mới này là bước tiến quan trọng biểu trưng cho mục tiêu phục vụ khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi không chỉ mang đến dịch vụ vận tải cho khách hàng mà còn tiết kiệm thời gian và đảm bảo chuyến đi an toàn cho họ”. – Anthony Tan, CEO kiêm nhà đồng sáng lập Grab, cho biết.
Mới đây, ngày 26/1 tại Việt Nam Grab đã triển khai đề án thí điểm GrabCar giúp đơn vị vận tải tiết kiệm chi phí về quản trị doanh nghiệp và Nhà nước thuận lợi trong việc quản lý về xe hợp đồng trong khi mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng cho hành khách.
Đề án này được triển khai thí điểm ở 5 địa phương gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP.HCM trong giai đoạn từ 2016-2018.
Grab đã có những bước đi khôn khéo trong chiến lược kinh doanh của mình để chinh phục thị trường các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Hải Minh
Theo Người Đồng Hành