VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Cuộc sống của thổ dân Venezuela chạy sang biên giới Colombia

Thứ Ba, 01/05/2018 - 13:25

Dù bị trục xuất, nhưng thổ dân Yukpa vẫn quay lại Colombia, thậm chí đụng độ với chính quyền ở biên giới vì không muốn quay lại Venezuela.

Phụ nữ Yukpa gần cây cầu quốc tế Francisco de Paula Santander nối Colombia và Venezuela. Ảnh: Guardian.

Phụ nữ Yukpa gần cây cầu quốc tế Francisco de Paula Santander nối Colombia và Venezuela. Ảnh: Guardian.

Cuối năm ngoái, Betania, 12 tuổi, nghe được cuộc nói chuyện giữa những người hàng xóm rằng có một thành phố cách đây không xa, nơi họ có thể tìm được thực phẩm, theo Guardian.

“Mẹ cháu nói: ‘Betania, nhanh rời khỏi đây vì chúng ta sắp chết đói rồi. Nhìn các anh chị em của con xem, chẳng ai có gì trong bụng'”, cô bé nhớ lại.

Thế là Betania tạm biệt gia đình, rời ngôi làng hẻo lánh ở phía tây Venezuela và đi 300 km tới thành phố biên giới Cúcuta của Colombia. Khi dựng trại ven bờ sông Táchira, cô bé phát hiện hàng trăm thành viên của cộng đồng thổ dân Yukpa đang ở đây. Họ chạy trốn đói khát và bệnh tật ở Venezuela, nơi sự khan hiếm thực phẩm do kinh tế sụp đổ đã lan rộng tới các cộng đồng bản địa hẻo lánh.

Yukpa chiếm số ít trong hàng trăm nghìn người Venezuela vượt biên để thoát khỏi lạm phát, tội phạm gia tăng và một cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng ở quê nhà. Nhưng không giống những người di cư khác, họ đã bị trục xuất hai lần và đều quay lại Colombia, tiếp tục dựng trại ở bờ sông. Cuộc sống của thổ dân Yukpa bế tắc vì không muốn quay lại Venezuela, cũng không được chào đón tới Colombia.

“Anh biết tại sao chúng tôi đến đây không? Vì chúng tôi không thể ở lại nơi không có thực phẩm, tiền bạc, quần áo, không có bất cứ thứ gì”, Anteli Romero, 28 tuổi, một nghệ nhân Yukpa cho biết. “Bây giờ họ nói không muốn người Yukpa ở đây. Họ bảo chúng tôi ở đây cũng chẳng được gì”.

Khoảng 500 thành viên của nhóm đã dựng trại bên bờ sông, trong đó có hàng chục phụ nữ mang thai. Thành viên trong nhóm ngủ ngoài trời hoặc trong những căn chòi được dựng từ các vật liệu tái chế. Buổi tối, hàng chục đống lửa nhỏ cháy lập lòe trong rừng trong khi họ nấu cơm hoặc làm bánh ngô.

Khu vực người Yukpa đang dựng trại ở thành phố biên giới Cúcuta của Colombia. Đồ họa: Guardian.

Khu vực người Yukpa đang dựng trại ở thành phố biên giới Cúcuta của Colombia. Đồ họa: Guardian.

Trong khi phần lớn những người di cư Venezuela khác đã phân tán vào các thành phố khắp Colombia thì việc người Yukpa vẫn tập trung ở biên giới khiến chính quyền địa phương khó chịu. Cộng đồng này đã nhiều lần đụng độ với chính quyền biên giới Colombia và thậm chí đe dọa họ bằng cung tên.

Hồi tháng một, chính quyền hai nước đã hợp tác để dẹp các trại tạm và đưa khoảng 500 người Yukpa trở về Machiques, Venezuela. Nhưng người Yukpa nói ở đó vẫn không có thực phẩm và thuốc men, và thế là họ quay lại.

“Quay về Venezuela, có khi cả ngày chúng tôi cũng chẳng được gì vào bụng. Đó là lý do tại sao mọi người tới đây”, Arbelei Landino, một người di cư Yukpa khác nói.

Cách đây hai năm, khi cuộc khủng hoảng di cư nổ ra, Colombia ban đầu cấp chỗ cư trú hợp pháp cho những người Venezuela đang làm việc tại quốc gia này. Vào tháng hai vừa qua, họ đã rút lại những đặc quyền đó và triển khai 3.000 binh sĩ đến biên giới.

Nhưng thực tế đã chứng minh không thể ngăn chặn dòng người di cư qua biên giới. Các nhà hoạt động nói chính phủ phải có phản ứng thích hợp trước khi tình trạng này trở nên không thể kiểm soát.

“Chính phủ không có ý tưởng nào để giải quyết tình trạng này”, Father Francesko Bortignon, người quản lý khu nhà cho người di cư ở Cúcuta, nói.

Lãnh thổ tổ tiên của người Yukpa nằm giữa biên giới Colombia và Venezuela, bởi vậy, họ đã nỗ lực đấu tranh để được xem là một bộ tộc sống ở hai quốc gia. Về lý thuyết, hiến pháp Colombia công nhận quyền công dân cho các thành viên của các nhóm như vậy và mở rộng biện pháp bảo vệ đặc biệt để bảo tồn cộng đồng bản xứ, nhưng lãnh đạo Yukpa khẳng định bộ tộc 15.000 thành viên này chưa nhận được bất kỳ sự bảo vệ nào.

Bộ Nội vụ Colombia cho rằng phải mở cuộc điều tra về người Yukpa để xác định bản sắc dân tộc của họ. Trước lúc đó, họ sẽ bị xem là người Venezuela sống bất hợp pháp ở Cúcuta.

“Những hành động này được thúc đẩy bởi sự phân biệt đối xử với người bản địa”, Andres Berona, cố vấn pháp lý cho Tổ chức bản địa quốc gia Colombia (ONIC), nói. Theo ông, đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo và ngoại giao phức tạp, chính quyền địa phương và nhà nước Colombia chỉ đơn giản chọn cách dễ dàng nhất.

Văn phòng thị trưởng Cúcuta không đưa ra bình luận, nhưng từng tuyên bố người Yukpa dính líu đến buôn lậu qua biên giới.

Berona cho rằng, chính phủ nên tạo không gian sống cho người Yukpa và đảm bảo họ được tiếp cận thực phẩm, nước sạch và nhà vệ sinh trong lúc chờ kế hoạch khả thi.

Người Venezuela ở Cúcuta, thành phố Colombia gần biên giới Venezuela. Ảnh: Guardian.

Người Venezuela ở Cúcuta, thành phố Colombia gần biên giới Venezuela. Ảnh: Guardian.

Deborah Hines, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới ở Colombia nhận định giữa cuộc khủng hoảng nhân đạo này, các nhóm dân tộc bản địa thường bị bỏ quên. Do đó, chương trình tập trung vào cộng đồng bản xứ vì họ có xu hướng trở thành người bị tác động nhiều nhất.

Nhiều người Yukpa cho biết cuộc sống ở bên bờ sông còn tốt hơn là quay về nhà. Ít nhất ở đây, họ có thể mua được một túi gạo với giá vài xu, trong khi ở Venezuela còn chẳng có gạo để mua.

“Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì cái đói nên mới đến đây. Chúng tôi hy vọng sẽ được họ (Colombia) giúp đỡ”, Angel Romero, 32 tuổi, nói.

Huyền Lê/VNE

Related Posts

Libenon 0847 1
Tin tức

Máy nhắn tin đồng loạt phát nổ ở Lebanon dấy lên nỗi sợ về ‘khủng hoảng chuỗi cung ứng’

Image 52 1
Tin tức

Sau máy nhắn tin, hàng loạt bộ đàm cầm tay phát nổ khắp Lebanon

Img 1889 1200 1 1
Tin tức

Bão lũ hoành hành từ châu Á đến châu Âu, toàn cầu hứng thiệt hại

Donald Trump 2 1221 1
Tin tức

Lại bị ám sát, ông Trump tuyên bố ‘không bao giờ đầu hàng’

Nguoi Cao Tuoi Trung Quoc 2353 1
Tin tức

Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu sau nhiều thập kỷ, người dân phản ứng ra sao?

Img 9918 1
Tin tức

Tổng thống Nga Putin đe doạ ‘trả đũa’ ngành công nghiệp hạt nhân của phương Tây 

Samsungoriginal 2256 1
Tin tức

Bắt cựu lãnh đạo Samsung vì nghi đánh cắp công nghệ chip 3 tỷ USD cho Trung Quốc

Lua Dao Thai Lan 1 1804 1
Tin tức

‘Bóc trần’ ngành công nghiệp lừa đảo 2 tỷ USD tại Thái Lan do người Trung Quốc cầm đầu

Sieu Bao Yagi 14 Nguoi Philippines Thiet Mang Trung Quoc Huy Hang Chuc Chuyen Bay 3
Tin tức

Siêu bão Yagi: 14 người Philippines thiệt mạng, Trung Quốc huỷ hàng chục chuyến bay

Tin cập nhật

Image7 2
Kinh doanh

Kết thúc tuần giao dịch bùng nổ, VN-Index vượt mốc 1.460 điểm

Tong Thong Trump Ap Thue 35 Len Canada Chuan Bi Tung Don Thue Toan Dien 2
Kinh doanh

Tổng thống Trump áp thuế 35% lên Canada, chuẩn bị tung đòn thuế toàn diện

Truong Dai Hoc Vinh Ky Luat Canh Cao 2 Can Bo Bi To Ga Gam Nu Sinh 1
Giáo dục

Trường Đại học Vinh kỷ luật cảnh cáo 2 cán bộ bị tố “gạ gẫm” nữ sinh

Trao Giải (2)
Truyền hình

Đang Đang đăng quang quán quân Đánh Thức Đam Mê 2025

R Ny Saky1 1 2
Âm nhạc

“Ông trùm truyền thông” A Tuân nói gì về tin đồn hẹn hò hot girl Ny Saki?

H2 17443582962901048571012 3 2
Đời sống

Bảo đảm chu đáo, an toàn cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Nhom Nha Dau Tu Muon Xay Sieu Trung Tam Du Lieu 2 Ty Usd O Tp Hcm 1
Công nghệ

Nhóm nhà đầu tư muốn xây siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD ở TP.HCM

Va Cham Kinh Hoang Voi Container 3 Nguoi Thoat Chet Ky Dieu 2
Đời sống

Va chạm kinh hoàng với container, 3 người thoát chết kỳ diệu

Tam Giu Doi Tuong Ban Hang Tron Thue Co Doanh Thu Hon 800 Ty 1
Đời sống

Tạm giữ đối tượng bán hàng trốn thuế có doanh thu hơn 800 tỷ

Tphcm De Xuat Cam Hoc Sinh Dung Dien Thoai O Truong 1
Giáo dục

TPHCM đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại ở trường

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily