VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Thủ đoạn Trương Mỹ Lan chuyển 4,5 tỷ USD ra nước ngoài, ‘qua mặt’ cơ quan chống rửa tiền

Thứ Hai, 10/06/2024 - 14:33

Ở giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, cơ quan chức năng đã làm rõ hành vi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106 nghìn tỷ đồng) của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

Cách bà Trương Mỹ Lan tuồn 4,5 tỷ USD ra nước ngoài

Tại kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Bộ Công an đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tội Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bên cạnh tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

CQĐT thông tin, hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của bà Lan và các bị can khác kéo dài từ 2012-2022. Có 21 công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát thực hiện các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

Nhóm đối tượng đã thực hiện 107 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Tổng số tiền bị quy kết vận chuyển tiền trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD.

CQĐT chỉ rõ, dưới sự chỉ đạo của bà Lan, các đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã câu kết với các nhân viên Ngân hàng SCB chuyển tiền quốc tế, thông qua việc lập khống các hóa đơn mua hàng, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, hợp đồng vay tiền, hợp đồng tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và các công ty ở nước ngoài.

Các hợp đồng này đều là hợp đồng khống để hợp thức việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam; các pháp nhân chuyển tiền, nhận tiền từ các “công ty ma” thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo CQĐT, dù các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện, thiếu các loại giấy chứng nhận, chứng từ, văn bản…, nhưng các đối tượng có thẩm quyền vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.

Đáng chú ý, nguyên quyền Tổng Giám đốc SCB Trương Khánh Hoàng là người đã ký duyệt 38 giao dịch chuyển hơn 929 triệu USD ra nước ngoài và nhận 1,9 tỷ USD từ nước ngoài chuyển về.

Quá trình làm việc tại SCB, ông Hoàng được bà Lan chỉ đạo phối hợp với nhóm Nguyễn Phương Anh (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula), chỉ đạo Phương Anh phối hợp với các chi nhánh của SCB sử dụng tiền chiếm đoạt được từ SCB thực hiện chuyển tiền để bà Lan dùng cho các mục đích khác nhau.

Theo đó, Hoàng chỉ đạo Phương Anh ghi chép lại việc sử dụng tiền từ tiền chiếm đoạt được của SCB thông qua các khoản vay khống.

Từ ngày 9/9/2019 đến ngày 5/1/2021, Hoàng chỉ đạo Phương Anh sử dụng hơn 104.000 tỷ đồng cho nhiều mục đích khác nhau của bà Lan.

Đồng thời, với tư cách là quyền Tổng Giám đốc SCB, Hoàng đã duyệt các lệnh chuyển tiền ra nước ngoài và duyệt nhận các khoản tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam cho các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thông qua các hợp đồng khống.

Hoàng đã ký duyệt 38 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài với tổng số tiền hơn 929 triệu USD và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về (106 giao dịch) với tổng số tiền 1,9 tỷ USD. Các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều do các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát thực hiện thông qua các loại hợp đồng khống.

Kết luận điều tra nêu, các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài do Hoàng ký duyệt đều không đủ điều kiện chuyển tiền như thiếu văn bản xác nhận của công ty tại Việt Nam về việc công ty nước ngoài sở hữu cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng; chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của người đại diện công ty nước ngoài đứng ra ký hợp đồng chuyển nhượng; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng nhận hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần giữa công ty tại Việt Nam và công ty nước ngoài; chứng từ thể hiện công ty ở nước ngoài đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt Nam cho giao dịch chuyển… Nhưng Hoàng vẫn duyệt cho chuyển tiền ra nước ngoài.

Với các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, dù thiếu trường thông tin về mục đích chuyển tiền, bị hệ thống tự động khóa nhưng Hoàng vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hạch toán vào tài khoản của khách hàng nhận tiền 106 giao dịch, với tổng số tiền hơn 1,9 tỷ USD.

Với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, cơ quan điều tra xác định bà Lan cùng đồng phạm sử dụng nhiều hợp đồng khống, chuyển ra nước ngoài hơn 1,5 tỷ USD. Cùng với đó, số tiền hơn 3 tỷ USD được chuyển ngược về Việt Nam một cách trái pháp luật. Như vậy, tổng số bị các bị can vận chuyển trái phép 4,53 tỷ USD.

Bà Lan khai nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam là tiền vay, còn tiền chuyển ra nước ngoài là tiền trả nợ.

Thủ đoạn ‘qua mặt’ Cục Phòng chống rửa tiền

Theo quy định, Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có vai trò tiếp nhận thông tin, báo cáo từ các tổ chức theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và các thông tin khác nghi ngờ liên quan đến rửa tiền…

Sau khi tiếp nhận, Cục Phòng chống rửa tiền có trách nhiệm phân tích, xử lý báo cáo, thông tin nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc tội phạm khác liên quan đến rửa tiền theo quy định của pháp luật.

Kết luận điều tra chỉ ra, từ năm 2012-2022, Ngân hàng SCB đã báo cáo Cục Phòng chống rửa tiền: 3.160 file báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử (giao dịch từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng tiền ngoại tệ khác có giá trị tương đương) bằng hình thức điện tử với 313.705 giao dịch chuyển đi, nhận về. Ngoài ra, còn có 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Đối với 313.700 giao dịch chuyển tiền điện tử, căn cứ quy định, cơ sở để xác định giao dịch chuyển tiền điện tử liên quan đến hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố là các giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong “danh sách đen”; là đối tượng bị điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng của Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; nằm trong danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới…

Kết luận điều tra nêu, trước thời điểm khởi tố vụ án ngày 7/10/2022, có 85 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra nước ngoài và 63 công ty thuộc tập đoàn này nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều không thuộc các đối tượng nêu trên. Do đó, Cục không có cơ sở để xác định trong số hơn 313.700 giao dịch chuyển tiền điện tử có giao dịch liên quan đến hoạt động rửa tiền, vận chuyển tiền của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Đối với 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Ngân hàng SCB gửi lên, không có danh sách các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát chuyển tiền đi, nhận tiền về nên Cục Phòng chống rửa tiền cũng không có cơ sở để phân tích, nghi ngờ.

Một cơ quan chức năng khác là Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) thì lại không có chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động ngoại hối của các cá nhân, tổ chức nói chung cũng như hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền về Việt Nam nói riêng.

Vụ Quản lý ngoại hội chỉ thống kê, theo dõi số liệu trên cơ sở số liệu báo cáo tổng hợp của các ngân hàng mà không có số liệu giao dịch cụ thể từng tổ chức hay cá nhân cụ thể. Quá trình theo dõi số liệu tổng hợp do Ngân hàng SCB cung cấp, Vụ Quản lý ngoại hối không có cơ sở phát hiệu sự bất thường trong việc chuyển tiền, nhận tiền nước ngoài.

Vì thế, CQĐT cho rằng, không có căn cứ xem xét trách nhiệm của Cục Phòng chống rửa tiền, Vụ Quản lý ngoại hối trong việc các đối tượng, công ty thuộc Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB làm trái quy định về chuyển tiền quốc tế.

Minh Anh / Vietnamfinance

Related Posts

Bat Giu Khan Cap Doi Tuong Danh Nguoi Nuoc Ngoai Tren Pho Di Bo Bui Vien 1
Pháp luật

Bắt giữ khẩn cấp đối tượng đánh người nước ngoài trên phố đi bộ Bùi Viện

Image 60 1
Pháp luật

Cựu kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bị tuyên tử hình

Truong My Lan Gd2 Re 1201 2 1
Pháp luật

Các Tổng giám đốc ký phát hành trái phiếu ‘khống’ theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan

Image 59 1
Pháp luật

Đề nghị truy tố cựu chủ tịch NXB Giáo dục nhận hối lộ gần 25 tỷ

Image 58 1
Pháp luật

Hải Dương: Khống chế nam thanh niên cầm dao uy hiếp tiệm vàng

Truong My Lan Gd2 Re 1146 1
Pháp luật

Hành trình Trương Mỹ Lan rửa tiền, chuyển 4,5 tỷ USD ra nước ngoài

4 4 Nph Cuoi Tuoi 17121989900762069543070 0 0 800 1280 Crop 17122303582942001893896 1007 2
Pháp luật

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay

Image 51 1
Pháp luật

Kẻ sát hại, hiếp dâm nữ quản lý phòng trọ lĩnh án tử hình

Xuyen Viet Oil 2 1849 1
Pháp luật

Truy tố cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ nhận hối lộ 1 triệu USD, xe Mercedes, đồng hồ Patek Philippe

Tin cập nhật

Nguoi Choi Vietlott Khong Tin Trung Tien Ty Cho Den Khi Tien Thuong Vao Tai Khoan 2
Kinh doanh

Người chơi Vietlott không tin trúng tiền tỷ cho đến khi tiền thưởng vào tài khoản

Pho Diem Ky Thi Tot Nghiep Thpt Nam 2025 Toan Gay Bat Ngo 11
Giáo dục

Phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Toán gây bất ngờ

Du Kien Dau Tu Hon 22 000 Ti Dong Mo Tuyen Cao Toc Xuyen Nui Tay Bac 1
Kinh doanh

Dự kiến đầu tư hơn 22.000 tỉ đồng mở tuyến cao tốc xuyên núi Tây Bắc

Hang Tram Kich Ban Lua Dao Trong Duong Day Bay Dau Tu Xuyen Quoc Gia 1
Đời sống

Hàng trăm kịch bản lừa đảo trong đường dây ‘bẫy’ đầu tư xuyên quốc gia

Bat Gon O Nhom Bac Si Gia Lua Dao Benh Nhan O Da Nang 1
Đời sống

Bắt gọn ổ nhóm “bác sĩ giả”, lừa đảo bệnh nhân ở Đà Nẵng

Cap Bach Giai Quyet Tinh Trang O Nhiem Ha Noi Day Manh Thiet Lap Vung Phat Thai Thap 1
Đời sống

Cấp bách giải quyết tình trạng ô nhiễm, Hà Nội đẩy mạnh thiết lập vùng phát thải thấp

Unnamed (4)
Công nghệ

Electro-Voice EVIVA chào sân tại Việt Nam – Loa “Made in Vietnam”, chuẩn âm thanh Mỹ

Unnamed File 3
Kinh doanh

VN-Index gặp áp lực chốt lời sau chuỗi 7 phiên tăng mạnh

Doanh Nghiep Ho Kinh Doanh Khong Can Cap Nhat Dia Chi Sau Sap Nhap 2
Kinh doanh

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh không cần cập nhật địa chỉ sau sáp nhập

Cuu Cuc Truong Nguyen Thanh Phong Bi Khoi To Nhan Hoi Lo 3
Đời sống

Cựu cục trưởng Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố nhận hối lộ

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily