Việc lãi suất huy động giảm kỷ lục được kỳ vọng sẽ kích thích dòng tiền trong dân cư đổ vào bất động sản, một kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, số liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây cho thấy, dòng tiền vẫn chưa quay trở lại thị trường bất động sản, đặc biệt là đối với các sản phẩm có giá trị lớn.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mai đã liên tục giảm lãi suất huy động để hỗ trợ cho vay tiêu dùng và hạn chế tình trạng dư thừa nguồn tiền trong các nhà băng.
Hiện sau nhiều lần điều chỉnh, hiện lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã xuống mức thấp kỷ lục, dao động quanh mức 5%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, con số này thấp hơn mức lãi suất trong giai đoạn dịch Covid-19.
Việc lãi suất huy động giảm được kỳ vọng sẽ kích thích dòng tiền trong dân cư đổ vào bất động sản, một kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, số liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây cho thấy, dòng tiền vẫn chưa quay trở lại thị trường bất động sản, đặc biệt là đối với các sản phẩm có giá trị lớn.
Cụ thể, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (SBV) đến hết quý 3/2023, tiền gửi tiết kiệm của người dân trong hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,449 triệu tỷ đồng, tăng 9,95% so với cuối năm 2022. Trong tháng 9, hệ thống ngân hàng ghi nhận thêm 15.935 tỷ đồng, mức tăng cao gấp 11 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, dư nợ tín dụng chi tiêu cho mua bất động sản lại giảm gần 2%, đây là năm đầu tiên tín dụng tiêu dùng địa ốc có chiều hướng giảm trong 3 năm qua. Ngược lại, dư nợ kinh doanh bất động sản tăng trưởng 21,86%, vượt xa tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 là 10,73%.
Theo đánh giá của Hôi Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars), tình hình khó khăn trong kinh tế và ngành địa ốc tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sức cầu trên thị trường và giao dịch chủ yếu tập trung vào sản phẩm có giá dưới 3 tỷ đồng từ khách hàng có sẵn tiền mặt. Trái lại, sản phẩm đầu tư giá trị cao vẫn tồn kho do cơ chế và điều kiện vay vốn phức tạp và chặt chẽ, khiến nhiều người không muốn đầu tư vào bất động sản có giá trị lớn.
Ngoài ra, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay vẫn cao, khiến nhiều người dân lo ngại về việc vay vốn do khả năng lãi suất tăng trở lại. Thậm chí sau khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN giảm lãi suất, thủ tục vay vẫn phức tạp và chi phí phát sinh lớn, khiến nhiều người e ngại.
“Để kích thích và phục hồi đầu tư, lãi suất cho vay cần giảm thêm khoảng 2%/năm và cần có các điều kiện và thủ tục linh hoạt hơn”, Vars nhấn mạnh.
Cùng nhận định, Công ty Chứng khoán Vndirect cho rằng, trong năm 2023, Chính phủ đã nỗ lực giải quyết ba nút thắt lớn nhất trên thị trường BĐS nhà ở và đã xuất hiện những kết quả tích cực nhất định. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện nhu cầu và tâm lý thị trường.
Theo công ty chứng khoán này, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay giảm nên các chủ đầu tư đã dễ tiếp cận hơn và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu mua nhà tích cực hơn trong thời gian tới.
Tính đến tháng 12/2023, lãi suất cho vay đã giảm 2-2,5% kể từ đỉnh qua đó giảm bớt gánh nặng lãi vay lên các chủ đầu tư dự án bất động sản và giúp cho nhu cầu tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng tích cực trong năm 2023. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng bất động sản tiếp tục giảm phản ảnh sự thận trọng của người mua nhà.
“Với việc lãi suất thế chấp thả nổi trung bình tại các ngân hàng thương mại hiện ở mức khoảng gần 11%/năm, từ mức đỉnh là 13-14%/năm, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu mua bất động sản sẽ cải thiện trong những tháng tới, từ đó cải thiện dòng tiền của các chủ đầu tư”, Vndirect nhấn mạnh.
Minh Quân / Vnmedia