VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

John Kerry và hành trình của Đại học Fulbright

Thứ Tư, 25/05/2016 - 12:41
Ngoại trưởng John Kerry với các thành viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) tháng 12-2013. (Ảnh: Thanh Tuấn)
Ngoại trưởng John Kerry với các thành viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) tháng 12-2013. (Ảnh: Thanh Tuấn)

Giữa năm 1990, TNS trẻ John Kerry đi cùng với hai cô con gái đang học phổ thông tới thăm VN. Ý tưởng về hợp tác giáo dục để thúc đẩy quan hệ đến với ông từ chuyến thăm đó.

Tháng 12-2013, khi lần đầu tới VN trên cương vị ngoại trưởng Mỹ, một sự kiện quan trọng ngoại trưởng John Kerry thực hiện là gặp gỡ với những thành viên của chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP).

Tại cuộc gặp ở American Center, ngoại trưởng Mỹ ân cần hỏi từng thành viên của chương trình và các cựu học viên cũ. Với ông, FETP, chương trình Fulbright, hay Đại học Fulbright (FUV – mới được cấp giấy phép hôm 16-5) luôn mang một ý nghĩa đặc biệt.

Trong thời kỳ khó khăn nhất của quan hệ Việt-Mỹ khi còn cấm vận, FETP và chương trình Fulbright là dấu nối quan trọng để xây từng viên gạch hợp tác giữa hai cựu thù.

Chuyến thăm mùa hè 1990
Người đứng đằng sau với đóng góp quan trọng cho cả hai dự án này chính là ngoại trưởng John Kerry từ thời ông còn là Thượng nghị sĩ trẻ bang Massachusetts. Và cho đến giờ cả FETP và FUV là một trong những dự án hợp tác giáo dục quan trọng và thành công nhất của Việt Nam sau chiến tranh.

Khoảng giữa năm 1990, TNS trẻ John Kerry đi cùng với hai cô con gái đang học phổ thông tới thăm VN, mảnh đất ông từng tham chiến và phần nào đó cuộc đời ông bị ảnh hưởng lớn lao bởi nó.

Chứng kiến một Việt Nam đang vật lộn vì lệnh cấm vận và hậu quả chiến tranh, ý tưởng thúc đẩy hợp tác giáo dục nảy đến với vị Thượng nghị sĩ trẻ. Ông coi đó như bước tiếp theo tự nhiên cho hành trình bình thường hoá.

Trong bối cảnh cấm vận, việc thực hiện ý tưởng hợp tác không dễ khi không có sứ quán và kênh liên lạc chính thức. Ký ức đau đớn của cuộc chiến vẫn còn, Việt Nam lúc đó gần như là chủ đề “cấm kị” ở chính trường Mỹ.

Những dự án liên quan tới VN khi đó như tù nhân chiến tranh (POW) hay người Mỹ mất tích (MIA) đều bị coi là “điên rồ” và “tự sát về chính trị.” Bất chấp điều này, TNS trẻ John Kerry vẫn kiên trì thúc đẩy ý tưởng về hợp tác giáo dục.

300 ngàn USD và nỗ lực các cựu binh
Bước đột phá đầu tiên của nỗ lực này là trong dự luật ngân sách 1991 khi lần đầu tiên 300 ngàn USD để cấp học bổng cho sinh viên VN (Harvard sau đó góp thêm 300 ngàn USD) được đưa vào. Đột phá được thực hiện bởi John Kerry cùng cùng với sự hỗ trợ của các cựu binh như John McCain, Richard Kessler,…

Năm 1992, chương trình học bổng Fulbright, dưới sự dẫn dắt của Thomas Vallely – một cựu binh Việt Nam khác – bắt đầu đi vào hoạt động. Từ số tiền này, những nhóm sinh viên đầu tiên của chương trình Fulbright như Phạm Bình Minh, Nguyễn Thiện Nhân, Cao Đức Phát, …đã được đưa sang Mỹ để học tại những ĐH hàng đầu.

Cùng thời gian đó Vallely cùng với nhóm giáo sư của ĐH Harvard như Dwight Perkins, David Dapice đang làm tư vấn cho Uỷ Ban kế hoạch nhà nước mà người đứng đầu khi đó là ông Phan Văn Khải.

Hợp tác của cả hai khi đó gồm hai việc: đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước Đông Á và Đông Nam Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia,…và viết cuốn sách “In search of the Dragon’s trails” (Theo dấu rồng bay) gồm một loạt những gợi ý về chiến lược từ kinh nghiệm của các nước để từ đó các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các chính sách kinh tế.

Khi cả đoàn đi trên chuyến học tập ở Đông Á, kỉ niệm nhớ nhất là khi cả đoàn đọc các tài liệu kinh tế trên đó, con số so sánh giữa các nước không hề có Việt Nam. “Sao không có VN nhỉ, họ cứ lật sách rồi hỏi tôi,” Vallely nhớ lại. VN khi đó đóng cửa và hoàn toàn không hề có mối liên hệ nào với bên ngoài.

Tầm nhìn xa, chương trình duy nhất
Cùng thời gian đó, ông Vallely vào TP HCM để thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) với mục tiêu đơn giản là dạy những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất về kinh tế thị trường cho cán bộ nhà nước phù hợp với điều kiện của VN.

Cùng thời gian này số tiền viện trợ từ Quốc hội Mỹ cho giáo dục VN với sự ủng hộ của các cựu binh bắt đầu tăng. Từ 300 ngàn lên 1 triệu USD, từ 1 triệu rồi lên 3 triệu USD,…Quan hệ hai nước ngoại giao hai nước sau đó cũng được thiết lập.

Thành công của FETP chính là nền tảng cho việc đề xuất thành lập ĐH Fulbright vào năm 2013 trong chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Mỹ. Tới tháng 12-2014, quốc hội Mỹ phê chuẩn khoảng 20 triệu USD để tài trợ cho trường ĐH Fulbright với yêu cầu trường phải đảm bảo độc lập, không vì lợi nhuận và đảm bảo yêu cầu chất lượng đại học Mỹ.

Một nhà ngoại VN thừa nhận 20 năm sau bình thường hoá, giờ khi VN thật sự bước chân vào hội nhập với thế giới, ý nghĩa của các chương trình giáo dục này rất có ý nghĩa: VN đang cần hơn bao giờ hết nguồn nhân lực chất lượng cao đạt đẳng cấp thế giới.

“Đó là tầm nhìn xa và nhìn rộng của những cựu binh như Kerry và Vallely,” nhà ngoại giao này nhận định. “Đó là tầm nhìn trước, nhìn xa về vấn đề giáo dục khi thời kỳ cũ vẫn còn rất khó khăn.”

Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM Nguyễn Vũ Tú, người từng làm nhiệm kỳ ở Philippines, kể ông từng giới thiệu một nhóm sinh viên Philippines tới tìm hiểu về VN và một trong những địa điểm tới thăm của họ chính là chương trình FETP.

Khi về thì họ rất ấn tượng với chương trình. Câu hỏi của họ khi đó là “tại sao chương trình này chỉ dành cho VN mà không làm cho cả Đông Nam Á để cho các nước khác cùng được hưởng?” Cho đến giờ, mô hình của FETP vẫn là chương trình duy nhất mà Mỹ từng thực hiện trên thế giới.

Thanh Tuấn
Theo Zing

loading…


Tags: ĐH Fulbright

Related Posts

De Thi Phan Hoa Manh Bo Giao1 Duc Va Dao Tao Noi Gi Ve Diem So Va Tuyen Sinh 3
Giáo dục

Đề thi phân hóa mạnh, Bộ Giao1 dục và Đào tạo nói gì về điểm số và tuyển sinh?

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Hon 11 Trieu Si Tu San Sang Ca He Thong Cung Vao Cuoc 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 1,1 triệu sĩ tử sẵn sàng, cả hệ thống cùng vào cuộc

Bo Truong Nguyen Kim Son Coi Thi Dung Quy Che Xu Ly Nghiem Khong Du Di 5
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Coi thi đúng quy chế, xử lý nghiêm, không du di

8e19985b 7a3f 41db B170 Eb74905bffcd 5
Giáo dục

Trúc Thy chia sẻ và huấn luyện cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh trường UEF

Oun03269 (2)
Giáo dục

Hàng trăm học sinh, sinh viên tham gia giải chạy vì môi trường tại trường Đại học Mở TP.HCM

093251 Ha Noi Cong Bo Diem Thi Vao Lop 10 Thpt Nam 2023 2
Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo, hỗ trợ toàn diện cho thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thu Tuong Tao Thuan Loi Nhat Cho Moi Thi Sinh To Chuc Ky Thi Thpt Thuc Su La Ngay Hoi 7
Giáo dục

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất cho mỗi thí sinh, tổ chức kỳ thi THPT thực sự là ‘ngày hội’

Bo Truong Bo Giao Duc Va Dao Tao Giai Trinh Ve Chinh Sach Mien Ho Tro Hoc Phi 3
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình về chính sách miễn, hỗ trợ học phí

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Tranh Nham Lan Khi To Chuc Thi 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tránh nhầm lẫn khi tổ chức thi

Tin cập nhật

Hoa Don Tu 5 Trieu Tro Len Buoc Phai Thanh Toan Khong Dung Tien Mat 1
Kinh doanh

Hoá đơn từ 5 triệu trở lên buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt

C P Viet Nam Bi To Ban Heo Benh Cong An Quyet Dinh Khong Khoi To Vu An 1
Kinh doanh

C.P. Việt Nam bị tố bán heo bệnh: Công an quyết định không khởi tố vụ án

Bat Chu Tich Cong Ty Ca Phe Ia Cham La Anh Trai Ong Thich Minh Tue 1
Đời sống

Bắt Chủ tịch Công ty cà phê Ia Châm, là anh trai ông Thích Minh Tuệ

Tt Trump Doa Cat Tro Cap Elon Musk Boc Hoi 12 Ty Usd Trong Mot Ngay 1
Kinh doanh

Tổng thống Trump dọa cắt trợ cấp, Elon Musk ‘bốc hơi’ 12 tỷ USD trong một ngày

Untitled Design 1
Kinh doanh

Âm thanh lạ của Sting® “đánh úp” rạp phim Việt khiến Gen Z nghe xong là dính!

Unnamed 2 1 2
Công nghệ

Chuyên gia chân dung AI OPPO Reno14 Series ra mắt, giá từ 10.49 triệu đồng

Hopbao Tnttimg 0205 2
Âm nhạc

Denis Đặng phản hồi thẳng thắn: “Tôi không lợi dụng LGBTQ+”

Image001 2 2
Điện ảnh

Đạo diễn Mo Hong-jin: “Tuấn Trần viên ngọc quý của điện ảnh Việt Nam”

De Xuat Phuong An Thu Phi 13 Tuyen Cao Toc Hoan Thanh Trong Nam 2025 1
Kinh doanh

Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025

Phat Tu 4 Doi Tuong Lua Dua Nguoi Sang Campuchia Trai Phep 1
Đời sống

Phạt tù 4 đối tượng lừa đưa người sang Campuchia trái phép

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily