Nhiếp ảnh gia Xiaolu Chu của Getty Images đã bắt chuyến tàu từ tỉnh biên giới với Nga để đi xuyên miền bắc Triều Tiên và ghi lại cuộc sống của người dân hai bên đường tàu.
|
Business Insider cho hay nhiếp ảnh gia Xiaolu Chu của Getty Images có chuyến đi đến Triều Tiên vào tháng 8/2015 và ghi lại cuộc sống nơi đây bằng máy ảnh trên chiếc điện thoại của mình. Ông nói sử dụng máy ảnh cao cấp là quá nguy hiểm, người dân địa phương sẽ trình báo cảnh sát về ông. Các nhân viên hải quan tại Triều Tiên cũng hướng dẫn nghiêm ngặt du khách được chụp gì và không được chụp gì khi đến đất nước này. |
|
Khách du lịch thường vào Triều Tiên thông qua thành phố Sinuiju ở biên giới với Trung Quốc hoặc bay đến Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Chu vào Triều Tiên từ Nga, thông qua cảng Tumangang ở phía đông bắc rồi đi tàu về Bình Nhưỡng. Trong ảnh, một cửa tiệm tạp hóa gần ga đường sắt Tumangang, Triều Tiên. |
|
Chu có một ngày để ra ngoài và chụp ảnh các làng mạc gần nhà ga. |
|
Xe đạp là phương tiện phổ biến ở Triều Tiên. |
|
Ở khắp nơi, ông nhìn thấy chân dung của hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và Kim Jong Il. |
|
Trở lại nhà ga, nhiếp ảnh gia bắt đầu cuộc hành trình xuyên phía bắc Triều Tiên để đến Bình Nhưỡng. |
|
Những người lính ngồi nghỉ ngơi ở sân ga trong lúc chờ tàu. |
|
Đồng ruộng là hình ảnh phổ biến trên hành trình của Chu. |
|
Người dân đạp xe trên một con đường làng. |
|
Một lớp học tại Triều Tiên. |
|
Trẻ em bơi ở sông khi chiều về. |
|
Cơ quan du lịch Triều Tiên khuyến khích du khách chụp ảnh các hoạt động của học sinh, sinh viên. |
|
Một buổi diễn tập của học sinh nhằm chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên (1946 – 2016). |
|
Chính quyền cũng hoan nghênh việc du khách ghi hình cuộc tuần hành phản đối Mỹ và Hàn Quốc của học sinh, sinh viên tại đây. |
|
Chu đến Triều Tiên vào lúc căng thẳng liên Triều đang leo thang sau một vụ nổ mìn ở biên giới làm 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương nặng. Căng thẳng được giải tỏa sau cuộc đàm phán của quan chức 2 bên và Triều Tiên tuyên bố “lấy làm tiếc” về vụ nổ mìn. Dù vậy, Bình Nhưỡng không nhận trách nhiệm hay xin lỗi vì vụ việc này. |
|
Một nhân viên hải quan đang kiểm tra máy tính và các thiết bị điện tử của Chu để đảm bảo ông không lưu trữ thông tin gì trái phép. Chu kể rằng nhân viên hải quan này không gặp bất cứ trở ngại nào trong việc sử dụng các thiết bị, trừ MacBook. |
|
Vài người dân đã trình báo về Chu. Một cảnh sát và một binh sĩ quân đội chặn ông lại, kiểm tra điện thoại. “Tôi đã giấu hầu hết ảnh đi, nhưng vẫn bị xóa một số tấm”, ông nói. |
|
Nhà ga tại Bình Nhưỡng, điểm cuối trên chuyến tàu của nhiếp ảnh gia. Khi được hỏi ông có sợ không khi công bố những bức ảnh này, Chu nói: “Không, tuyệt đối không”. |
Phương Thảo/ZIng