Tổng thống Nga Putin đã đích thân “thay máu” Bộ Quốc phòng của nước này, sau khi thay Bộ trưởng Quốc phòng, lệnh bắt liên tiếp 5 “con cá lớn”, chi tiết gây sốc.
Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp quốc phòng Nga. Ảnh: en.kremlin.ru. |
Theo sau 4 tướng, Tướng Vertletsky, người đứng đầu cơ quan mua sắm quân sự của Bộ Quốc phòng Nga, bị bắt giữ vì tình nghi tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông này bị cáo buộc nhận một chiếc ô tô và một biệt thự từ một doanh nhân để đổi lấy việc đưa ra các mệnh lệnh kinh doanh cho Bộ Quốc phòng.
Truyền thông Nga xác nhận, lực lượng an ninh nước này đã xông vào tòa nhà chính của Bộ Quốc phòng Nga ở phố Frunze, thủ đô Moscow và đưa Vertletsky ra khỏi văn phòng của ông. Vụ bắt giữ xảy ra rất bất ngờ và không có tin tức nào bị rò rỉ trước.
Đây là sĩ quan quân đội cấp cao thứ 5 của Nga bị bắt giữ trong tháng qua. Điều thú vị là cho đến nay, không ai trong số 5 người này chọn cách nhận tội.
Người đầu tiên bị bắt là Tướng Ivanov, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga. Ông là Thứ trưởng phụ trách mua sắm và xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, được coi là cấp trên trực tiếp của Vertretsky. Cả hai đều chịu trách nhiệm về vấn đề mua sắm của quân đội, nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, thì rất dễ dính vào tham nhũng.
So với căn hộ và ô tô của Vertletsky, số tiền hối lộ mà Ivanov nhận lớn hơn nhiều. Ông bị cáo buộc nhận hối lộ 1,1 tỷ rúp (xấp xỉ 12 triệu USD). Ivanov từng chịu trách nhiệm cho các dự án lớn, bao gồm “Tòa nhà Mariupol Pavilion” nổi tiếng, Nhà thờ của Lực lượng Vũ trang Nga và “Công viên Yêu nước” ở Moscow.
Người thứ hai bị bắt là Trung tướng Kuznetsov, người đứng đầu cơ quan nhân sự Nga. Giống như Ivanov, anh ta bị buộc tội nhận hối lộ.
Theo truyền thông Nga, lực lượng an ninh chịu trách nhiệm bắt giữ anh ta vào lúc 5 giờ sáng và tất cả những người tham gia chiến dịch bắt giữ đều đeo mặt nạ. Lực lượng an ninh dùng vũ lực đột nhập qua cửa sổ nhà Kuznetsov, “lôi” anh ta ra khỏi giường khi anh ta vẫn đang ngủ và đưa cả vợ anh ta đi thẩm vấn.
Các cơ quan thực thi pháp luật cho biết họ đã khám xét nhà của Kuznetsov và tìm thấy tài sản trị giá ít nhất 100 triệu rúp (tương đương khoảng gần 1,1 triệu USD), bao gồm tiền USD, vàng miếng, đồng hồ và các mặt hàng xa xỉ khác. Anh ta bị cáo buộc nhận hối lộ trị giá 30,5 triệu rúp, bao gồm cả tài sản đứng tên vợ mình, để giúp bên kia có được hợp đồng quân sự trị giá 372 triệu rúp.
Kuznetsov đã kiên quyết phủ nhận các cáo buộc. Tại phiên điều trần gần đây, Kuznetsov tự mô tả mình là một “công dân Nga trung thực” và giữ tất cả tiền tiết kiệm của mình “trong tài khoản ngân hàng”. Anh cũng yêu cầu tòa hủy bỏ việc giam giữ và chuyển sang quản thúc tại gia, vì anh ta đã “làm việc quá sức” và mắc nhiều bệnh.
Anh ta nói với thẩm phán: “Tôi làm việc ở Bộ Quốc phòng suốt 4 năm và không có ngày nghỉ nào trong suốt một năm, nên tôi mắc nhiều bệnh mãn tính. Giờ tôi phải uống thuốc hàng ngày và chịu đựng cơn đau”. Tuy nhiên thẩm phán phớt lờ lời cầu xin của anh ta và Kuznetsov vẫn bị giam giữ.
Người thứ ba bị bắt là Thiếu tướng Ivan Popov, cựu tư lệnh Quân đoàn 58 Nga, khác với hai người trên, cáo buộc của Popov là “nghi ngờ lừa đảo”. Theo Ủy ban Điều tra Nga, tướng Popov bị tình nghi bán lại 2.000 tấn thép thanh, trị giá 130 triệu rúp, được cho là sẽ dùng để xây dựng tuyến phòng thủ Zaporozhye của Quân đoàn 58.
Trên thực tế, vấn đề của Tướng Popov phức tạp hơn. Ngay từ tháng 7 năm ngoái, Tướng Popov đã bị Bộ Quốc phòng Nga miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Quân đoàn 58 và chuyển đến Syria công tác.
Theo tuyên bố của chính Popov sau đó, ông bị cách chức vì có “mâu thuẫn” với Tướng Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Nga về các vấn đề chiến trường. Sau khi cuộc cãi vã không thành, ông dự định sẽ đích thân báo cáo tình hình tiền tuyến cho Tổng thống Putin, nhưng trước khi kịp thực hiện, thì ông đã bị cách chức.
Popov từ chối thừa nhận cáo buộc “bán lại thép thanh “, trong khi cha của Popov khẳng định qua mạng xã hội rằng, con của ông bị đổ tội vì ông “đã dám nói sự thật”.
Vậy liệu sự việc này có phải là một trường hợp điển hình của việc “trảm trước, tấu sau”, hay đằng sau nó có một câu chuyện nội bộ phức tạp hơn, chúng ta cần quan sát thêm.
Người thứ tư bị bắt là Trung tướng Vadim Shamarin, Phó Tổng Tham mưu trưởng Nga kiêm Giám đốc Cục Truyền thông, Bộ Tổng tham mưu. Không giống như những người khác, Shamarin xuất thân từ Bộ Tổng tham mưu và là cấp dưới của Tướng Gerasimov.
Nói cách khác, cuộc cải tổ cấp cao này của Quân đội Nga không chỉ nhắm vào đội ngũ cũ của Bộ trưởng Shoigu trong cơ quan lãnh đạo Bộ Quốc phòng, mà còn nhắm vào Bộ Tổng tham mưu.
Theo các nhà điều tra, từ tháng 4/2016 đến tháng 10 năm ngoái, Shamarin đã nhận hối lộ hơn 36 triệu rúp (tương đương khoảng 390 nghìn USD), từ một công ty viễn thông ở Perm. Đổi lại, Shamarin cung cấp cho công ty các đơn đặt hàng sản phẩm bổ sung. Shamarin hiện đang bị giam giữ, nhưng giống như những người khác, anh ta không nhận tội.
Đánh giá tình hình hiện tại, đợt cải tổ này trong lãnh đạo hàng đầu của Quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian, và khả năng lớn hơn vẫn chưa xảy ra. Càng có nhiều “con cá lớn” bị bắt, điều đó càng thể hiện quyết tâm tổ chức lại Bộ Quốc phòng của Điện Kremlin.
Mặc dù Quân đội Nga hiện đang chiếm thế thượng phong trên chiến trường, nhưng những sai lầm trong quá khứ cũng phải được sửa chữa. Xung đột Nga-Ukraine đã chuyển từ một “chiến dịch quân sự đặc biệt” lẽ ra phải được giải quyết nhanh chóng, thành một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài. Vậy ai đó phải gánh vác trách nhiệm này.
Tiến Minh (Theo Sina)