VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Phương pháp dạy “thả rông” con gây sốt cộng đồng mạng

Thứ Bảy, 12/12/2015 - 10:37

Mới đây những dòng trạng thái chia sẻ cách dạy con mới lạ của bà mẹ trẻ đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.

viec-lam-them-tai-nha-cho-cac-ba-noi-tro-3-1449852933281-14-0-320-600-crop-1449852973804

Dù mới đăng tải được vài giờ, nhưng dòng trạng thái này đang nhận được hàng chục nghìn lượt like và chia sẻ về cách dạy con độc đáo này. Mới đầu đọc có phần cảm thấy bà mẹ này khá “chểnh mảng” và hơi “vô tâm”, nhưng bù lại, đứa trẻ lại nhận được nhiều hơn thế.

Khác hoàn toàn với nhiều gia đình khác, bà mẹ này không ép con học, cũng chẳng thèm quan tâm sát sao đến điểm số, kết quả học của con. Mà bù lại, chị để ý đến việc con học được những gì từ cái con muốn.

Cụ thể chia sẻ như sau:

“Tối hôm kia mình hỏi Xu Sim: “Con đã thi chưa?”

Xu trả lời: “Con thi xong từ mấy hôm rồi. Cả lớp con, chỉ có duy nhất mình mẹ là hỏi kiểu như thế thôi đấy”.

“Nghĩa là sao?”

“Nghĩa là ba mẹ các bạn ấy toàn kèm các bạn học bài. Các cô các bác ấy biết rõ thi thử ngày nào, thi thật ngày nào, đề dạng làm sao. Có mỗi mình mẹ là không quan tâm thôi… Nhưng mà con thích mẹ như thế”.
Đó, được con thích là tốt rồi!

Đúng là tôi không biết con tôi học tới bài nào thật. Vở báo bài cuả Xu và Sim thường dồn vào cả tuần ký “sỉ” 1 lần. Bài tập về nhà con tự làm, thời khoá biểu tự soạn. Tôi không phải kiểm tra bài, không kiểm tra vở, không phải xét cặp của 2 đứa.

Nhớ là có một lần vô tình xách cái cặp của Sim lên, thấy rớt ra một nắm xôi khô đét từ đời nào. Cả mẹ và con cười xòa vì tính ẩu cuả con và vì sự phó mặc của mẹ.

Bởi vì, ngay từ mẫu giáo, tôi đã quán triệt rằng, việc học là của con, việc kiếm tiền là của mẹ. Mẹ không yêu cầu con phải kiếm tiền phụ mẹ, thì con cũng không được yêu cầu mẹ học với con. Thế là cộng trừ, nhân chia, viết hoa viết thường, tập làm văn, tập đọc… tất cả là phó mặc cho trường hết.

Vậy thì tôi dạy con cái gì?

Tôi quan niệm rằng, mỗi ngày của tôi chỉ có 24 giờ, năng lượng chỉ có vài ngàn calo, tôi sẽ chỉ tập trung vào dạy những thứ mà nhà trường không dạy.

Nhớ hồi con vào lớp 1, tôi không dạy con học chữ trước. Duy nhất toàn khối 1 của trường năm đó, chỉ có riêng con tôi là chưa biết chữ, chưa biết làm toán.

Để đối phó với việc con bị cô giáo đì, tôi dạy con cách hợp tác với giáo viên, cách đặt câu hỏi mà không làm cô cáu. Nếu làm chậm, xin thêm thời gian, nếu làm sai, thì xin lỗi.

Nếu cô phạt thì con cứ khóc, nước mắt nước mũi cứ lã chã vào. Nếu cô đánh vào tay thì cứ mềm tay ra, và sau đó xoa dầu vào chỗ đánh cho nhanh khỏi.

Và vậy là vào năm học, 2 tuần đầu khi con bắt đầu tập nét hất, nét móc thì các bạn đã đọc và viết ầm ầm. Con kể con mới viết được 2 chữ thì bạn đã xong nửa trang rồi. Giờ ra chơi con phải ngồi lại viết bài.

Thế nhưng, bù lại, con vô cùng háo hức vì mỗi ngày lại được cô dạy vô số thứ mới. Con vào vạch xuất phát bét lớp, nên mỗi ngày một tiến bộ.

Xuất phát chậm hơn, nên con lại càng tập trung học hơn. Trong khi nhiều bạn được học chữ học toán trước rồi thì nghe lại thấy chán nên nghịch phá và bị cô phạt khá nhiều. Cả Xu và Sim đều làm theo cô rất nhanh.

Tới tháng thứ 2 là bé đã không phải làm bài trong giờ ra chơi nữa, và bắt đầu học ngang hàng với bạn. Cả 2 nàng đều rất thích đi học, rất kính nể, nghe lời cô giáo… Và thế là được cô quý!

Tôi cũng không xem sách giáo khoa, không xem vở bài tập, không dạy lại những bài cô giáo dạy. Tôi chỉ phụ cô theo cách khác.

Ví dụ mẫu giáo tôi cho con đi học vẽ, tô màu, để luyện cách cầm bút. Chơi ghép hình để rèn kiên nhẫn, cho con cầm dao thái rau củ, cho con rửa chén, quét nhà, nấu ăn, khâu vá… để luyện tay.

Muốn viết chính tả tốt thì đọc sách thật nhiều. Để học toán tốt thì cứ làm việc nhà luôn tay, đi chợ nhiều vào. Để làm văn thì đi du lịch, khuyến khích kể chuyện…

Thậm chí tôi cũng không giảng bài cho con. Hôm rồi con mang một bài toán ra hỏi, mẹ ơi con không hiểu. Tôi bảo, “con gấp sách đi rồi đọc đề lại cho mẹ nghe”. Xu nói: “Con không thuộc đề”.

“Ồ, nếu con chưa thuộc đề thì con đọc đề chưa kỹ. Con về bàn đọc lại đề. Khi nào suy nghĩ nhiều tới mức mà thuộc lòng cả đề bài rồi mà vẫn chưa giải được thì ra đây mẹ giảng”. “Mẹ khó tính vậy thì thà tự giải còn hơn!”

Và quả nhiên sau khi đọc lại đề vài lần thì Xu tìm ra cách giải.

Tôi công khai không ủng hộ bài tập về nhà. Tôi chỉ cho phép làm bài tập về nhà tối đa 30phút/tối. Xu Sim sợ cô giáo nên hôm nào có nhiều bài tập là phải cố gắng làm thật nhanh. Hết 30 phút chưa xong tôi cũng yêu cầu cất sách vở để đi ngủ đúng giờ. Vì đi ngủ đúng giờ quan trọng hơn!

Chúng ta kêu ca nhiều nhất về việc quá tải. Nào là chương trình quá tải, nào là giáo viên giao bài tập quá nhiều. Tôi nghĩ quá tải một phần rất lớn do chính phụ huynh ủng hộ nó. Nếu cô giao 3 bài, bé làm đủ 3 bài thì hôm sau cô sẽ giao 4 bài.

Bé lại thức tới 11h đêm để hoàn thành đủ 4 bài, theo luật cung cầu và luật vừa sức, giáo viên sẽ giao lên 5 bài tập về nhà. Còn nếu cô giao 3 bài, mà sức bé không làm được, một lần, hai lần, nhiều học sinh cùng như thế, thì dần dần, cô sẽ phải giao ít bài lại.

Tôi quan niệm không cần học thuộc làu làu 100% mọi bài trong sách giáo khoa. Như bia đóng trong chai, nước ngọt đóng trong hộp đó, nhà máy để chừa một khoảng không cho nó giãn nở chứ.

Các đề thi, các đề bài tập, bao giờ cũng có những bài khó tới mức chỉ khoảng 5% dân số giỏi cá biệt làm được. Ba mẹ nào cũng phấn đấu chen chúc trong cái 5% thông minh cá biệt đó, nên mới quả tải!

Vì vậy, hãy để con học đúng với thực lực của mình, ba mẹ đừng có “ủn mông” con. Con không làm hết bài tập, thì con lên lớp trình bày với cô là con không làm hết được. Con làm sai thì để cô phạt. Mẹ không nên nhúng tay vào. Trong việc học, mẹ đóng vai người hiền, và cô giáo đành phải đóng vai ác!

Kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra cuối năm cũng không được học thêm giờ. Tôi không thích tăng tốc, không thích dồn ép. Kiên quyết không gồng, không rướn. Sức học thế nào thì thi đúng như thế.

Đường học còn dài, hơn thua nhau vài cái điểm số, vài cái giải thưởng ở tiểu học Việt Nam thì làm cái gì? Mục đích học tập UNESCO gồm nhiều thứ lắm: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học tập để làm người”.

Vậy hãy dạy những kỹ năng rất quan trọng khác đang bị nhà trường bỏ trống, như thể thao, nghệ thuật, giao tiếp, cư xử, hiểu và định giá đúng bản thân, … Hãy dành thật nhiều năng lượng, thời gian và tiền của bạn để mà bù đắp vào đó.

Nhớ câu dẫn trong cuốn sách so sánh giáo dục Việt Nam và Phần Lan của TS Nguyễn Khánh Trung: “Khi chúng ta lạc đường, càng tiến tới, chúng ta càng xa đích đến!”

Thế nên là, các bố mẹ ơi, thả lỏng đi!

Chia sẻ nhận được rất nhiều sự đồng tình từ cư dân mạng.
Chia sẻ nhận được rất nhiều sự đồng tình từ cư dân mạng.

Cư dân mạng cực kì hào hứng và đồng tình với cách dạy con thoải mái mà vẫn giúp con có đầy đủ kiến thức, tạo hứng thú trong học tập.

Rất nhiều người đã tag bạn bè của mình vào để học hỏi kinh nghiệm dạy con siêu hay này.
Tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng mỗi bé một khác, không thể áp dụng được với những bé nhút nhát, không thể tự lập.

Cũng như không nên đánh đồng những ông bố, bà mẹ đang ngày đêm kèm cặp con mình là ép buộc con bởi mỗi người có một cách dạy con khác nhau mà họ cho rằng phù hợp với con mình.

“Em không chắc có thể áp dụng cách này với mọi đứa trẻ không vì đôi khi các con còn bị tác động tâm lý bởi môi trường khách quan khi so sánh với bạn bè và bị thầy cô phân biệt.

Nhưng thực tế thì đúng là phần lớn những đứa trẻ mọt sách mà em biết, chúng nó vô cùng yếu kỹ năng sống, chúng rụt rè sợ hãi và có tính ỷ lại vào ng khác ghê gớm, mà chính điều này sẽ giết chết những kiến thức sách vở mà chúng đã học, biến nó thành điều vô nghĩa khi chúng lớn….” bạn H.V.N chia sẻ.

Mộc Lan
Theo Trí Thức Trẻ

Related Posts

1 1 1 2
Đời sống

Mai mối trực tiếp: Cơ hội kết nối tình yêu đích thực từ dịch vụ Ghép đôi thần tốc

Luu Ban Nhap Tu Dong 10 1
Đời sống

Căng thẳng đến sinh bệnh vì bị giục sinh con, lấy chồng

Unnamed File 27 1
Gia đình

Thấy con giống tình cũ của vợ, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN

12. 1 1
Đời sống

Dạy con theo ‘chuẩn mực’, mẹ hối hận nhận ra tình trạng tâm lý bất thường của con

Hinh 1 1 1
Âm nhạc

Sean hợp tác với Freaky ra mắt MV Thanh xuân có nhau

16 1
Đời sống

Các cặp vợ chồng rộn ràng tháng 3 cùng sự kiện “Lof – Hạnh phúc là lựa chọn”

Gia Dinh Anh Tai Ngoc Anh 1
Gia đình

Ở Nhà Vui Mà: Show truyền hình “độc nhất” được quay trong mùa giãn cách Covid-19

5 1 2
Đời sống

Dung hòa trong gia đình nhiều thế hệ trong thời đại mới như thế nào?

Tinh Yeu Cua Me Don Thandocx 1616666720113 1
Gia đình

Chuyện tình như cổ tích của cô gái Hà Nội và thầy giáo ngoại quốc

Tin cập nhật

Unnamed 4 4 1
Giải trí

Từ 131.000 vé mở màn đến 200 tỷ sau một tuần: Lật Mặt 8 phá đảo mọi kỷ lục phim Việt

Chinh Phu Ra Nghi Quyet Giam 67 Don Vi Cap Xa Ca Nuoc Con Hon 3 300 Xa Phuong Va Dac Khu 1
Đời sống

Chính phủ ra nghị quyết: Giảm 67% đơn vị cấp xã, cả nước còn hơn 3.300 xã phường và đặc khu

Unnamed File 3 2
Kinh doanh

Tổng thống Trump tuyên bố: ‘Thiết lập lại hoàn toàn’ quan hệ thương mại Mỹ – Trung

Unnamed 2 1 1 1
Giải trí

Phim kinh dị Việt Nam ‘Năm Mười’ tung poster, trailer chính thức

Luu Ban Nhap Tu Dong 35 1
Đời sống

Tràn lan quảng cáo sai sự thật: ĐBQH điểm tên Quang Linh Vlogs, ‘lòng xe điếu’

Image 9 1
Kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm nay

Unnamed File 2 1
Kinh doanh

Trung Quốc nắm cổ phần tại hơn 30 cảng biển châu Âu: EU gióng hồi chuông cảnh báo

Xiaomi 15 Ultra Cts 4 1
Công nghệ

Xiaomi trở lại Top 2 thị phần smartphone Việt Nam trong Quý I/2025

Unnamed 1 5
Du lịch

Gợi ý chuyến du lịch đáng nhớ nhân Ngày của Mẹ

Unnamed 6
Xe

Rolls-Royce Phantom – hành trình huyền thoại xuyên suốt một thế kỷ

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily