VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Australia ở hòn đảo Thái Bình Dương

Chủ Nhật, 29/07/2018 - 14:47

Trung Quốc đang đổ tiền vào những hòn đảo nam Thái Bình Dương như Guadalcanal, khiến Australia và Mỹ muốn chặn đà ảnh hưởng.

Người dân tại đảo Guadalcanal, Quần đảo Solomon ngày 8/6. Ảnh: NYTimes.

Người dân tại đảo Guadalcanal, Quần đảo Solomon ngày 8/6. Ảnh: NYTimes.

Khi Toata Molea nhìn ra biển, về hướng đội tàu cá của mình trên đảo Guadalcanal, tây nam Thái Bình Dương, ông tưởng tượng ra tiềm năng từ kết nối mới với thế giới bên ngoài: cáp internet dưới biển dự kiến được thiết lập bởi Australia, theo NYTimes.

Tuy nhiên, khi nhìn sang hướng khác, về phía con đường chính đi qua Honiara, thủ đô Quần đảo Solomon (quốc gia gồm 6 đảo lớn và hơn 900 đảo nhỏ tại Châu Đại Dương) ông thấy một hình thức đầu tư nước ngoài khác: hàng chục tòa nhà và doanh nghiệp được mua hoặc xây dựng bởi những người nhập cư Trung Quốc.

“Họ sở hữu mọi thứ”, Molea, 54 tuổi, nói về những người láng giềng gốc Hoa. “Nỗi sợ của tôi là trong 10 năm tới, nơi này sẽ bị người Hoa tiếp quản”.

Lần gần đây nhất Guadalcanal lo ngại về vấn đề bị tiếp quản là khi 60.000 lính Mỹ chiến đấu với binh sĩ Nhật để kiểm soát hòn đảo này tại một trong những trận đấu ác liệt nhất của Thế chiến II. Giờ đây, nơi này lại trở thành sân khấu của một cuộc cạnh tranh chiến lược mới.

Sau nhiều năm Trung Quốc bơm đầu tư và nhiều người nhập cư nước này đến nam Thái Bình Dương, Australia và Mỹ đang cảnh báo các quan chức địa phương không nên dựa dẫm quá nhiều vào Trung Quốc. Họ cũng đẩy mạnh cạnh tranh với viện trợ, cơ sở hạ tầng và ngoại giao của Trung Quốc.

Rõ ràng là “cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đang gia tăng”, Matt Matthews, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, nhận xét.

Mỹ đã cam kết bơm hơn 350 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương dưới hình thức trợ giúp thực thi pháp luật, giúp quản lý thủy sản và các viện trợ khác. Ngân hàng Thế giới đã tăng gấp đôi ngân sách phát triển chính cho Thái Bình Dương, tăng lên mức 808 triệu USD trong thời gian ba năm.

Australia còn đi xa hơn, ngân sách để viện trợ cho Thái Bình Dương năm nay của họ là 960 triệu USD, tăng 18% so với năm ngoái. Một phần lớn trong số tiền đó sẽ được dùng cho việc lắp đặt cáp ngầm dưới biển nối Guadalcanal và Papua New Guinea với trung tâm internet toàn cầu của Australia.

Các chuyên gia cho rằng sự “chịu chi” của Australia là ví dụ tiêu biểu cho thấy nỗ lực tăng cường nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Thực tế, lý do dự án cáp của Australia được thực hiện có liên quan đến Trung Quốc. Công ty Huawei của Trung Quốc năm ngoái thông báo rằng họ dự định đặt cáp và cung cấp cho Quần đảo Solomon internet tốc độ cao. Khi Australia biết về kế hoạch đó, họ dọa rút giấy phép khi cáp đến Sydney vì họ coi Huawei là mối đe doạ an ninh mạng.

Các quan chức Australia ngay lập tức đưa ra một giải pháp thay thế: Australia sẽ trả tiền để lắp đặt cáp và nó sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019. “Chính phủ Australia đã theo dõi rất chặt chẽ tình hình”, James Batley, cựu ủy viên cao cấp của Australia tại Quần đảo Solomon, nói. Khi họ nhìn thấy đề xuất cáp của Trung Quốc, người Australia ngay lập tức can thiệp và nói ‘xin lỗi, đó là một lằn ranh đỏ với chúng tôi”.

Kết nối internet tại Quần đảo Solomon rất yếu vì những đám mây bão thường gây trở ngại cho các vệ tinh. “Dự án cáp này rất quan trọng”, Molea nói. “Sau khi nó được triển khai, hy vọng chúng ta có thể thiết lập ngân hàng và thanh toán điện tử”.

Làm nhiều hơn

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng để thực sự cạnh tranh với Trung Quốc, Australia, Mỹ và các đồng minh cần phải làm nhiều hơn, rõ ràng hơn và ít quan liêu hơn. Các gói viện trợ từ Canberra và Washington thường không tập trung vào cơ sở hạ tầng hữu hình như dự án cáp nói trên mà thay vào đó là hỗ trợ về mặt quản trị và thực thi pháp luật. Những công việc đó rất phức tạp và khó thấy được kết quả nhanh chóng.

Các quan chức khu vực thường phàn nàn rằng nhiều phần tiền viện trợ bị hạn chế hoặc được chuyển đến các nhà tư vấn và nhà thầu nước ngoài, khiến nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta không thử làm việc với Trung Quốc?

Anthony Veke, 41 tuổi, lãnh đạo của Guadalcanal, muốn thúc đẩy tương lai với nhiều đối tác khác nhau. Veke đã đến Trung Quốc hai lần trong năm qua để theo đuổi đầu tư cho phát triển du lịch trên bờ biển phía tây của hòn đảo.

Ông nói thêm rằng ông muốn xây một con đường mới đi vòng quanh Guadalcanal và nâng cấp cho sân bay quốc tế. “Chúng ta không thể tự kìm kẹp bản thân”, Veke nói. “Chúng ta phải có cơ hội nhìn vào các mối khác để tìm kiếm những phương án có lợi cho người dân”.

Hệ lụy

Nhiều cửa hàng dọc theo con đường chính qua Honiara có chủ sở hữu Trung Quốc. Trong khu phố Tàu tại Honiara có một trường học Trung Quốc do Bắc Kinh rót tiền. Matthew Quan, 52 tuổi, chủ tịch Hiệp hội người Hoa ở Quần đảo Solomon, cho biết việc mở rộng của cộng đồng người Hoa tại đây là tự nhiên, do sự di cư và các yếu tố kinh tế thay vì định hướng chính trị hoặc quân sự từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, dòng chảy này không phải lúc nào cũng được chào đón. Người dân địa phương từng bất bình với các chủ cửa hàng Trung Quốc dẫn đến bạo loạn vào năm 2006. Khu phố Tàu năm 2014 bị cháy trong một cơn bạo loạn khác.

Mối lo chính của người Guadalcanal không phải là sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc, mà là nạn tham nhũng – hệ lụy từ làn sóng di dân Trung Quốc. Không ai biết rõ khối tài sản của người Hoa tại Solomon; ngay cả quy mô dân số người Hoa tại đây cũng là điều bí ẩn. Matthew Quan giải thích rằng nhiều người Trung Quốc đến đây với tư cách du khách rồi hối lộ các quan chức để lấy thị thực cho phép họ ở lại.

“Có thể nói rằng họ khá tự tung tự tác”, Quan nói, đề cập đến những người nhập cư gần đây. “Và giới chức Quần đảo Solomon thì dễ bị thao túng”.

Molea kêu gọi các quan chức ngăn chặn tất cả giao dịch mua và đầu tư của người Hoa cho đến khi có thống kê công khai họ sở hữu những gì. Tuy nhiên, việc đó nhiều khả năng không xảy ra. Đối với Guadalcanal và nhiều hòn đảo khác trong khu vực, họ muốn nhanh chóng nắm lấy những lời đề nghị từ các cường quốc trên thế giới chứ không phải xua đuổi chúng.

Đi vào sâu trong đất liền khoảng 1-2 giờ từ bờ biển Guadalcanal, dọc theo sông Tina, Ngân hàng Thế giới hy vọng sẽ xây dựng một đập thủy điện nhằm giảm giá điện. Tuy nhiên, hơn một thập kỷ sau khi dự án này được đề xuất, đập vẫn chưa được xây dựng.

Ngay gần đó là một ví dụ rõ ràng về năng suất của Trung Quốc: một mỏ vàng lớn của công ty Australia bị đóng cửa vào năm 2014 và sau đó bán lại cho một nhà phát triển Trung Quốc vào năm ngoái. Mỏ mở cửa trở lại vào tháng 5, cung cấp việc làm cho nhiều người nhưng môi trường làm việc giờ nguy hiểm hơn.

Các bộ lạc địa phương nhận thấy rằng rằng các chủ sở hữu mới ít cẩn thận hơn về an toàn lao động so với người Australia. Nhân viên không đeo kính bảo hộ hoặc sử dụng ủng thường xuyên. Những nhiệm vụ lẽ ra phải được theo dõi chặt chẽ giờ bị lơ là.

“Người Australia có rất nhiều quy định”, điều tra viên của bộ lạc, Densley Kesi, nói. “Người Trung Quốc thì không. Việc đó làm tôi lo lắng”.

Phương Vũ/VNE

Related Posts

2023 03 23t154451z692543680rc2hw 1680224048476 1
Quốc tế

Bị truy tố hình sự, sự nghiệp chính trị của ông Donald Trump có bị ảnh hưởng?

Luu Ban Nhap Tu Dong 85 2
Quốc tế

Nga nêu 10 điều kiện với Ukraine để chấm dứt xung đột hiện tại

Tai Xuong 8445 1
Quốc tế

Cựu Tổng thống Trump nói sẽ “giải quyết” xung đột ở Ukraine trong 24h nếu tái đắc cử

Luu Ban Nhap Tu Dong 79 1
Quốc tế

Ý định của Tổng thống Putin khi tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus

Luu Ban Nhap Tu Dong 78 1
Quốc tế

Ukraine kêu gọi Hội đồng bảo an họp khẩn sau kế hoạch hạt nhân của Nga ở Belarus

Truoc Nguy Co Bi Truy To Ong Donald Trump No Phat Sung Dau Tien Cho Cuoc Dua Lon Fbi San Sang Doi Pho Bao Dong 20230327102422
Quốc tế

Trước nguy cơ bị truy tố, ông Donald Trump ‘nổ phát súng’ đầu tiên cho cuộc đua lớn

Doi Mat Nhieu Cuoc Dieu Tra Ong Donald Trump Het Hy Vong Tranh Cu Tong Thong My 1
Quốc tế

Đối mặt nhiều cuộc điều tra, ông Donald Trump hết hy vọng tranh cử tổng thống Mỹ?

Unnamed File 22 1
Quốc tế

Lốc xoáy khiến ít nhất 23 người thiệt mạng ở Mississippi, Mỹ

Luu Ban Nhap Tu Dong 70 1
Quốc tế

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói về nghi vấn Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga

Load More

Tin cập nhật

Nganhang 2631 1
Bất động sản

Tuần tới triển khai gói 120.000 tỷ cho bất động sản, lãi suất vay mua nhà chỉ 8,7%/năm

Unnamed File 11 1
Kinh doanh

VN-Index tăng phiên thứ 9, thanh khoản tiếp tục đi lên

Luu Ban Nhap Tu Dong 90 1
Pháp luật

Khoảnh khắc bắt giữ giám đốc người Trung Quốc sát hại nữ kế toán ở Bình Dương

2023 03 23t154451z692543680rc2hw 1680224048476 1
Quốc tế

Bị truy tố hình sự, sự nghiệp chính trị của ông Donald Trump có bị ảnh hưởng?

Loi Nhuan Nhieu Dai Gia Boc Hoi Sau Kiem Toan Dang Sau Nhung So Lieu Nhay Mua Tren Bctc La Gi
Doanh nghiệp

Lợi nhuận nhiều “đại gia” bốc hơi sau kiểm toán, đằng sau số liệu “nhảy múa” BCTC là gì?

Luu Ban Nhap Tu Dong 89 1
Pháp luật

10 nhân viên thu hồi nợ bị khởi tố, đại diện Công ty F88 lên tiếng

Anh 1dk 1680241030235814790060 1
Pháp luật

Bắt giám đốc, phó giám đốc và 3 cán bộ Trung tâm đăng kiểm 61-09D Bình Dương

Luu Ban Nhap Tu Dong 87 1
Pháp luật

Lời khai nghi phạm sát hại dã man người phụ nữ là mẹ ruột ở TP.HCM

Luu Ban Nhap Tu Dong 32 1
Kinh doanh

Hiệp hội xăng dầu: ‘Chiết khấu xăng dầu có thời điểm lên tới 2.500 đồng mỗi lít’

Ut Troc Tron Thue 11413545 1
Pháp luật

‘Út trọc’ Đinh Ngọc Hệ bác cáo trạng, khẳng định không trốn thuế 39 tỷ đồng

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh – 0905 905 911
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – Hotline: 0919 800 688
Email: banbientapvietdaily@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Xã hội
  • Quốc tế
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily