Mốc 1.200 điểm đang trở thành mốc “ám ảnh” với không ít nhà đầu tư khi nhiều năm qua, VN-Index liên tục trồi sụt quanh mốc này, gây ra cảm giác thị trường tăng trưởng “như không”.
Phiên 22/9, chỉ số VN-Index giảm 19,69 điểm, tương đương 1,62%, xuống 1.193,05 điểm. Có lúc, thị trường diễn biến hết sức tiêu cực khi VN-Index giảm tới hơn 37 điểm.
Lực đỡ cho thị trường phần lớn đến từ nhóm ngân hàng khi VCB tăng tới 2,64%, BID tăng 1,88%, STB tăng 1,7% và EIB tăng 0,51%. Các mã ngân hàng còn lại mặc dù suy giảm nhưng mức giảm không quá lớn; số ít mã giảm sâu có thể kể đến TPB giảm 2,62%, MSB giảm 3,03%, OCB giảm 3,4% và LPB giảm 4%.
Bi đát nhất là cổ phiếu chứng khoán khi VND, HCM, VIX, FTS, BSI, VDS, AGR, ORS, CTS, APG đều giảm kịch sàn. Các mã khác cũng không khá khẩm hơn là mấy, như SSI giảm 6,19%, VCI giảm 6,81%.
Cổ phiếu bất động sản cũng chịu lực bán rất mạnh, đa số kết phiên giảm sâu. Trong đó, VHM giảm 4,38%, VIC giảm 4,21%, NVL giảm 4,4%, KBC giảm 4,76%, KDH giảm 5,17%, PDR giảm 6,67%, NLG giảm 5,11%, VCG giảm 6,45%, ITA giảm 5,34%; DIG, TCH, DXG, DXS, DPG, FCN, EVG, SGR đồng loạt giảm kịch biên độ.
Nhóm sản xuất khởi sắc hơn một chút khi một số mã ghi nhận sắc xanh và mức tăng cũng rất đáng nể: DGC tăng 4,26%, ANV tăng 3,27%, PTB tăng 3,44%, TLG tăng 1,26%, CAV tăng 1,36%, DBD tăng 1,82%, STK tăng 1,74%, GIL tăng 1,98%, CSV tăng kịch trần. Dẫu vậy, sắc đỏ vẫn áp đảo, trong đó HPG giảm 3,87%, MSN giảm 4,31%, GVR giảm 5,82%, NKG và HSG giảm kịch sàn…
Cổ phiếu năng lượng cũng phân hóa khi “ông lớn” GAS tăng tới 2,36%, lọt nhóm 3 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index. Tuy vậy, PGV, POW và PLX giảm lần lượt 0,56%, 3,15% và 1,63%.
Tương tự, ở nhóm bán lẻ, MWG giảm 3,87%, PNJ giảm 1,94% trong khi FRT lại tăng 0,56%.
Cổ phiếu hàng không bị cuốn vào vòng xoáy đi xuống khi VJC và HVN lần lượt mất đi 1,71% và 1,59% giá trị.
Toàn sàn HoSE có 70 mã tăng giá, 47 mã đứng giá tham chiếu và 455 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh vọt lên mức 30.282 tỷ đồng trong bối cảnh xuất hiện tình trạng bán tháo.
Thanh Long / Vietnamfinance