VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Thạc sĩ, cử nhân cất bằng đi học trung cấp

Thứ Năm, 21/04/2016 - 22:21

Cuối tháng 3/2016, cả nước có 192.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Nhiều người có bằng cử nhân, thạc sĩ đành ‘liên thông ngược’ hệ trung cấp để học ngành mới với hy vọng kiếm được việc làm.

Năm 2013, một thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở Đà Nẵng 3 năm không xin được việc làm khiến cố Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh tự tay bút phê xin việc . Ảnh: Nguyễn Đông.
Năm 2013, một thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở Đà Nẵng 3 năm không xin được việc làm khiến cố Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh tự tay bút phê xin việc . Ảnh: Nguyễn Đông.

Nguyễn Đình Đức (24 tuổi) đang hoạt động trong nhóm xe ôm ở bến xe Mỹ Đình (Hà Nội). Tốt nghiệp trường kinh tế ở thủ đô với tấm bằng loại khá gần 2 năm nay nhưng Đức vẫn chật vật tìm việc. Cách đây hơn một năm, cậu tìm được việc làm trong một công ty xuất nhập khẩu với mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng. Ban đầu, công ty yêu cầu thử việc 3 tháng mới ký hợp đồng.

Hết thời hạn, Đức háo hức chờ được ký nhưng sau kéo dài đến 6 tháng rồi gần một năm. Sau đó, cấp trên nói công ty khó khăn, tinh giản nhân sự nên không có nhu cầu tuyển mới. Biết không có cơ hội, Đức nộp hồ sơ sang một số nơi nhưng thấy không phù hợp, có nơi yêu cầu kinh nghiệm, nơi thì trái ngành học. Hơn nửa năm nay, ngày Đức chạy xe ôm, tối lại đi học thêm một lớp trung cấp tiếng Nhật với dự định học xong sẽ xin đi dạy.

Cậu chia sẻ, công việc khó khăn nên nhiều ngày lễ không dám về quê vì sợ tốn kém. Về nhà cũng ngại gia đình hỏi thăm nên chỉ nói dối là đang đi làm, mọi việc vẫn ổn. “Giờ chạy xe ôm hơi vất vả nhưng mỗi tháng em kiếm được hơn 5 triệu đồng, chi tiêu tằn tiện thì đủ tiền nhà, tiền ăn và lo cho việc học”, Đức nói.

Bốn cô gái Nguyễn Thị Huệ, Nông Thanh Ngọc, Triệu Thị Linh Chi và Giáp Huyền Trang (Lạng Sơn) chơi thân với nhau, học chung phổ thông rồi cùng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Sau gần 2 năm ra trường không kiếm được việc làm, các cô “đầu quân” làm công nhân tại khu công nghiệp, sau đó bỏ việc về quê đăng ký học trung cấp mầm non tại Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.

“Có lẽ sau khi học mầm non ra trường bọn em còn có cơ hội kiếm được việc làm. Nếu không thi vào viên chức thì cũng xin vào làm trong các nhà trẻ tư nhân, dù lương không cao nhưng vẫn ổn định hơn làm công nhân, chấp nhận mất thêm một năm nữa nhưng phía trước là cả cuộc đời”, Ngọc (24 tuổi) cười buồn nói.

Tốt nghiệp ngành sư phạm Văn – Địa, Ngọc ở nhà giúp gia đình làm nông một thời gian rồi theo bạn bè đi làm công nhân tại Bắc Ninh. Lúc mới đỗ đại học, Ngọc cũng háo hức lắm bởi đó là mơ ước từ ngày thơ ấu nhưng càng gần ngày ra trường cô càng lo lắng về công việc sau này. Sức khỏe không tốt nên sau 2 tháng làm công nhân Ngọc bỏ về đi học trung cấp.

Cùng tốt nghiệp với Ngọc, Huệ cũng “lông bông” 2 năm rồi đi làm công nhân thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Hưng Yên. Có chỉ tiêu thi viên chức cô đều đăng ký nhưng đều không đậu. “Đỗ đại học mình cũng chỉ biết học thôi, cũng không nghĩ ra trường tìm việc lại khó khăn như thế. Vị trí làm việc thì ít mà cử nhân thì nhiều, thậm chí có người bằng giỏi còn không thi đỗ viên chức. Hoang mang về tương lai quá”, Huệ thở dài nói.

Cô nhẩm tính, 4 năm học hết khoảng 100 triệu đồng, bố mẹ phải chắt chiu nhiều lắm. Hiện tại, để có tiền học trung cấp mầm non, cả 4 cô gái phải tự tìm việc làm thêm. “Lúc thì chạy bàn ăn, lúc làm phục vụ quán bia, có thời gian còn làm thêm tại cửa hàng bán hoa tươi, 1-2h sáng mới về là chuyện bình thường. Cố gắng chi tiêu tiết kiệm, chứ ngửa tay xin bố mẹ thì thẹn lắm”, một cô trong nhóm nói và cho hay, lớp cử nhân tốt nghiệp năm ấy nhiều người cũng đang chọn học tiếp trung cấp mầm non hoặc chuyển qua học ngành khác như lễ tân, nấu ăn…

Khác những cử nhân mới ra trường loay hoay tìm việc làm, nhiều người có bằng đại học, có công việc nhưng gặp khó khăn đành đi học tiếp trung cấp để chuyển việc. Lương Thu Hoài (28 tuổi) tốt nghiệp bằng khá cử nhân Quản trị doanh nghiệp của Đại học Thương mại. Chị học tiếp thêm 2 năm để lấy bằng thạc sĩ rồi đi dạy ở một trường trung cấp kinh tế kỹ thuật tại Hà Nội. Dạy được vài năm, công việc khó khăn, chị chuyển sang học trung cấp dược sĩ.

Hoài dự định, khoảng 6 tháng nữa tốt nghiệp sẽ kinh doanh dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Trường trung cấp kinh tế nơi chị đang dạy hai năm nay không tuyển được học viên vì các em chọn cao đẳng, đại học, các lớp học cứ thưa vắng dần. Những lớp trung cấp cuối cùng đến tháng 5 này là tốt nghiệp. Lương cho giáo viên như chị chỉ dao động 5-7 triệu đồng nên không thể sống thoải mái giữa thủ đô.

Chị Hoài tin rằng việc kinh doanh sẽ khả thi vì mẹ làm trong bệnh viện, có nhiều mối quan hệ, bản thân tìm hiểu trước về xu hướng ngành dược rồi mới quyết định học trung cấp. “Nhiều người cứ nghĩ đi học dược là bán thuốc nhưng không phải, mình có thể hướng đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người. Lĩnh vực này ở Việt Nam mấy năm nay bắt đầu phát triển nên mình tin công việc sẽ ổn thôi”, chị nói.

Thạc sĩ Lê Hồng Khanh, Phó hiệu trưởng trường Trung cấp y dược sĩ Hà Nội cho biết, trường có khoảng 1.000 học viên thì có khoảng 50% người học văn bằng 2 đã có bằng đại học. Độ tuổi trung bình của sinh viên là 25, nhiều người ra trường thất nghiệp vài năm rồi đi học tiếp trung cấp.

Lý do họ đi “liên thông ngược” rất đa dạng, đa phần là trước đây đổ xô vào học nhóm ngành thời thượng, như kinh tế, tài chính, ngân hàng, sư phạm… Sau này, nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc làm khó khăn, các công ty tuyển dụng gắt gao, sa thải hàng loạt hoặc yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao hơn, nhiều người không đáp ứng được bắt buộc phải đi học trung cấp để chuyển ngành hoặc “đánh bóng” thêm bằng cấp. Cũng có người trẻ ra trường chưa xin được việc làm ngay, có thời gian rảnh rỗi nên đi học thạc sĩ.

Ông Khanh dự đoán, vài năm tới xu hướng người đi học trung cấp để chuyển đổi ngành sẽ còn gia tăng nếu vẫn đào tạo đại học tràn lan như hiện nay. Về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh Xã hội cần có những quyết sách hợp lý để giảm bớt việc học sinh đổ xô vào các ngành học đã quá nóng, đến khi ra trường thì lại bão hòa, khó tìm việc.

“Hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là một thực tế cảnh tỉnh học sinh. Những em không đủ sức học đại học thì có thể đi học nghề hoặc chọn đường khác, đừng nhất thiết đổ xô đi đại học để rồi lại giấu bằng đi học trung cấp hoặc làm công nhân. Tấm bằng đại học giờ không còn là cần câu cơm hữu hiệu như nhiều năm trước”, ông nói.

192.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, hết tháng 3/2016 cả nước có 192.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm gần 1/5 tổng số người thất nghiệp của cả nước. Trước đó, con số này là gần 156.000 người tính đến cuối năm 2015.

Báo cáo cũng nêu, số thất nghiệp quý đầu năm là trên 1,1 triệu người, với 48% trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở nhóm thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần thống kê chung dành cho những người trên 25 tuổi. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 9,51%, tức là cứ 10 thanh niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có gần một người thất nghiệp.

Phương Hòa – Hồng Vân
Theo Vnexpress

loading…


Tags: Thất nghiệp

Related Posts

De Thi Phan Hoa Manh Bo Giao1 Duc Va Dao Tao Noi Gi Ve Diem So Va Tuyen Sinh 3
Giáo dục

Đề thi phân hóa mạnh, Bộ Giao1 dục và Đào tạo nói gì về điểm số và tuyển sinh?

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Hon 11 Trieu Si Tu San Sang Ca He Thong Cung Vao Cuoc 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 1,1 triệu sĩ tử sẵn sàng, cả hệ thống cùng vào cuộc

Bo Truong Nguyen Kim Son Coi Thi Dung Quy Che Xu Ly Nghiem Khong Du Di 5
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Coi thi đúng quy chế, xử lý nghiêm, không du di

8e19985b 7a3f 41db B170 Eb74905bffcd 5
Giáo dục

Trúc Thy chia sẻ và huấn luyện cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh trường UEF

Oun03269 (2)
Giáo dục

Hàng trăm học sinh, sinh viên tham gia giải chạy vì môi trường tại trường Đại học Mở TP.HCM

093251 Ha Noi Cong Bo Diem Thi Vao Lop 10 Thpt Nam 2023 2
Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo, hỗ trợ toàn diện cho thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thu Tuong Tao Thuan Loi Nhat Cho Moi Thi Sinh To Chuc Ky Thi Thpt Thuc Su La Ngay Hoi 7
Giáo dục

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất cho mỗi thí sinh, tổ chức kỳ thi THPT thực sự là ‘ngày hội’

Bo Truong Bo Giao Duc Va Dao Tao Giai Trinh Ve Chinh Sach Mien Ho Tro Hoc Phi 3
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình về chính sách miễn, hỗ trợ học phí

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Tranh Nham Lan Khi To Chuc Thi 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tránh nhầm lẫn khi tổ chức thi

Tin cập nhật

De Xuat Phuong An Thu Phi 13 Tuyen Cao Toc Hoan Thanh Trong Nam 2025 1
Kinh doanh

Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025

Phat Tu 4 Doi Tuong Lua Dua Nguoi Sang Campuchia Trai Phep 1
Đời sống

Phạt tù 4 đối tượng lừa đưa người sang Campuchia trái phép

Unnamed (3)
Du lịch

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của Singapore dọc theo các tuyến xe buýt

Unnamed 1
Làm đẹp

Versace Bright Crystal – Biểu tượng của sự quyến rũ, thuần khiết và tỏa sáng

Danh Sach Cac Bi Thu Tinh Uy Thanh Uy Cac Tinh Thanh Pho Moi Sau Sap Nhap 1
Đời sống

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Sap Nhap Tinh Sap Xep Xa Tu Ngay 1 7 Doanh Nghiep Lam Sao De Xuat Hoa Don 1
Kinh doanh

Sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã: Từ ngày 1/7, doanh nghiệp làm sao để xuất hoá đơn?

Bat Nu Quai Co 7 Tien An Lua Dao Chiem Doat Tai San 1
Đời sống

Bắt nữ quái có 7 tiền án, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Le Cong Bo Nghi Quyet Thanh Lap Tp Da Nang Chi Dinh Nhan Su Chu Chot 4
Đời sống

Lễ công bố nghị quyết thành lập TP. Đà Nẵng, chỉ định nhân sự chủ chốt

Sap Xep Cong Chuc Cap Xa Moi Khong Can Lam Lai Thu Tuc Tiep Nhan Neu Du Dieu Kien 1
Đời sống

Sắp xếp công chức cấp xã (mới): Không cần làm lại thủ tục tiếp nhận nếu đủ điều kiện

Cong Bo Danh Sach Chu Tich 23 Tinh Thanh Moi Sau Sap Nhap 1
Đời sống

Công bố danh sách Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily