VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Lo xóa bỏ môn lịch sử: Chỉ là hiểu nhầm do trình bày thiếu sót?

Thứ Tư, 18/11/2015 - 21:51

Trước nhiều ý kiến của các chuyên gia sử học cho rằng cần giữ môn Lịch sử là môn độc lập, mới đây, Ban xây dựng chương trình tổng thể đã có ý kiến trao đổi.

thi_dai_hoc_Quy_Trung

Theo đó, ban soạn thảo cho rằng nếu giữ môn học với tên gọi Lịch sử, với lôgic nội dung kiến thức như hiện nay thì khó đáp ứng được các yêu cầu đổi mới.

Không thể xét riêng môn học lịch sử
Theo Ban xây dựng chương trình, việc bố trí các môn học phải quán triệt yêu cầu đổi mới, phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các môn học, phải tạo thuận lợi cho việc đổi mới cả nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Với lịch sử, muốn giáo dục lịch sử trở nên hấp dẫn học sinh, chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phải đổi mới đồng bộ các yếu tố, từ xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn và tổ chức nội dung, phương pháp dạy, cách đánh giá.

Vì thế, khi bàn về cách thức tổ chức nội dung giáo dục (môn học lịch sử đứng độc lập hay không độc lập), phải xét trong mối quan hệ giữa các yếu tố.

Bên cạnh đó, cũng phải xét vấn đề giáo dục lịch sử hay môn học Lịch sử trong tổng thể chương trình giáo dục phổ thông, không thể xét riêng về tổ chức nội dung giáo dục hay riêng môn học Lịch sử và giáo dục lịch sử.

Theo Ban xây dựng chương trình, để bảo đảm tầm quan trọng của môn học/lĩnh vực giáo dục nào thì không phải cần gọi tên môn học đó một cách đích danh, trực tiếp (như tên các môn học trong các chương trình truyền thống).

Tầm quan trọng ở chỗ người học nắm được kiến thức của môn học/lĩnh vực đó ở mức độ nào, bằng cách nào (có hiệu quả không) và kiến thức đó có chuyển hoá thành phẩm chất (hứng thú, niềm tin, đạo đức, thái độ…) và năng lực (vận dụng kiến thức cùng với các phẩm chất cá nhân để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống).

Giải thích về cách đặt tên môn Công dân với Tổ quốc, Ban xây dựng cho biết việc lựa chọn tên môn học chủ yếu dựa vào tính chất của môn học.

Ở cấp trung học phổ thông, có 4 môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh thì ba môn được đặt tên “trực tiếp” theo truyền thống là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp,…). Cách đặt này do tính chất môn học là công cụ cho hoạt động của con người.

Riêng môn Công dân với Tổ quốc (là môn học có tên mới) do vai trò đặc biệt, có ý nghĩa chính trị trong lĩnh vực giáo dục đạo đức – công dân, góp phần quan trọng hình thành phẩm chất công dân, năng lực và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc đặt tên này được thực hiện thống nhất với các môn học/lĩnh vực giáo dục khác trong chương trình.

Học sinh sẽ học lịch sử nhiều hơn
Trước nhiều ý kiến lo ngại việc để học sinh tự chọn sẽ khiến cho môn lịch sử bị bỏ rơi cho không được học sinh chọn, Ban xây dựng chương trình cho rằng ở đây đã có sự hiểu nhầm.

“Ban xây dựng chương trình nhận thiếu sót đã trình bày chưa rõ trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm và từ một vài người phát biểu không chính xác dẫn đến xôn xao dư luận. Tiếp thu các góp ý, văn bản chương trình tổng thể sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho rõ vấn đề này.”

Giải thích cụ thể hơn, Ban xây dựng chương trình cho biết, trong dự thảo chương trình tổng thể mới, ở bậc trung học phổ thông, kiến thức lịch sử sẽ hiện diện trong ba môn.

Đó là môn Công dân với Tổ quốc (môn bắt buộc), môn Khoa học xã hội (dành cho học sinh chọn lĩnh vực khoa học tự nhiên) và môn Lịch sử (dành cho học sinh chọn lĩnh vực xã hội).

Tất cả học sinh đều bắt buộc phải học nội dung giáo dục lịch sử trong ít nhất hai môn: Công dân với Tổ quốc và 1 trong 2 môn Lịch sử hoặc môn Khoa học xã hội.

Ban xây dựng chương trình cho rằng lịch sử không những không bị bỏ rơi mà thời lượng bắt buộc dành cho nội dung giáo dục lịch sử trong chương trình mới chắc chắn sẽ nhiều hơn trong chương trình hiện hành.

Cụ thể, chương trình hiện hành bắt buộc học sinh học lịch sử 1,5 tiết/tuần còn dự thảo chương trình mới bắt buộc học sinh phải học môn Công dân với Tổ quốc 3 tiết/tuần, cộng thêm môn Khoa học xã hội 3 tiết/tuần hoặc môn Lịch sử 3 tiết/tuần.

Ngoài ra, học sinh còn được học lịch sử trong các môn học khác, nhất là trong môn Ngữ văn và trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học sinh còn có thể tự chọn thêm các chuyên đề học tập mở rộng hoặc nâng cao về lịch sử.

Về lo ngại sự góp mặt của kiến thức lịch sử trong ba môn ở cùng một cấp học có thể làm kiến thức lịch sử bị xé lẻ hay chồng chéo, theo Ban xây dựng chương trình khẳng định sẽ sắp xếp theo lôgic mới.

Cụ thể, chương trình sẽ không chồng chéo/lặp lại kiến thức lịch sử giữa môn Công dân với Tổ quốc với môn Khoa học Xã hội, giữa môn Công dân với Tổ quốc với môn Lịch sử.

Giữa 2 môn Khoa học Xã hội và môn Lịch sử thì có thể có cùng có một số nội dung kiến thức vì 2 môn này nhằm đáp ứng 2 nhóm học sinh khác nhau (mỗi em không bắt buộc phải học cả 2 môn này).

Ban xây dựng chương trình cũng cho biết, với tinh thần cầu thị và khoa học, Ban sẵn sàng trao đổi và tiếp thu các góp ý hợp lý để điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa để có một chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tốt nhất./.

Phạm Mai / Vietnam+

Related Posts

Luu Ban Nhap Tu Dong 5 1
Giáo dục

Nhóm học sinh cấp 2 ở Tuyên Quang dồn cô giáo vào góc tường, buông lời xúc phạm

Luu Ban Nhap Tu Dong 4 1
Giáo dục

Yêu cầu các trường báo cáo việc tuyển dụng giảng viên dùng bằng tiến sĩ giả

Luu Ban Nhap Tu Dong 2 1
Giáo dục

Công an Hà Nội: Thông tin học sinh ăn kẹo chứa ma tuý ở Sơn Tây là sai sự thật

Nvm 3262 2 1
Giáo dục

Thí sinh không thi quá 2 môn tự chọn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Image2 6 1
Doanh nghiệp

Cargill khánh thành và bàn giao ba điểm trường mới trong những tháng cuối năm 2023

Luu Ban Nhap Tu Dong 27 1
Giáo dục

Tiến sĩ bằng giả suýt thành trưởng khoa trường cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Luu Ban Nhap Tu Dong 97 1
Giáo dục

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm: Giám đốc ký túc xá lý giải

Unnamed File 71 1
Giáo dục

Nhiều tân GS, PGS bị nghi vi phạm liêm chính: Hội đồng Giáo sư Nhà nước nói gì?

Toan Quoc 2 1
Âm nhạc

Khởi động cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc lần thứ XV – S.MUSIC 2023

Load More

Tin cập nhật

Unnamed File 9 1
Kinh doanh

Khối ngoại bán ròng quá rát, VN-Index suy yếu dần

Unnamed File 8 1
Kinh doanh

Giá vàng quay đầu giảm sâu sau khi lập đỉnh

Luu Ban Nhap Tu Dong 23 1
Chưa được phân loại

37 triệu cổ phiếu sang tay, LDG khớp lệnh ‘khủng’ sau biến cố Chủ tịch bị bắt

Trung Quoc Mo Sieu Kenh Dao Ra Vinh Bac Bo Ket Noi Qua Viet Nam Toi Asean 2
Kinh doanh

Trung Quốc mở siêu kênh đào ra Vịnh Bắc Bộ, kết nối qua Việt Nam tới Asean

Gia Vang 2 1
Kinh doanh

Vàng vượt 75 triệu/lượng: Dân đổ xô mua gom, hãng buôn ăn chênh 14 triệu/lượng

Luu Ban Nhap Tu Dong 5 1
Kinh doanh

Tháo ‘vòng kim cô’ cho hàng không, tăng giá trần vé máy bay lên 4 triệu đồng

Luu Ban Nhap Tu Dong 22 1
Xã hội

Cháy nhà lúc rạng sáng ở TP.HCM, bé gái 8 tuổi tử vong

110353 Ha Noi Nang Nong Chi So Tia Uv Gay Hai Cho Suc Khoe 1
Xã hội

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh bổ sung, tia UV ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao

Thi Truong Co Phieu Niem Yet Tang 95 Sau 2 Thang Giam Diem Lien Tiep 1
Kinh doanh

Thị trường cổ phiếu niêm yết tăng 9,5% sau 2 tháng giảm điểm liên tiếp

Luu Ban Nhap Tu Dong 21 1
Xã hội

Nam thanh niên đâm chết hai nữ sinh rồi tự tử ở Bắc Ninh

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh – 0905 905 911
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – Hotline: 0919 800 688
Email: banbientapvietdaily@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Xã hội
  • Quốc tế
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily