VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Không tích hợp Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc

Thứ Hai, 07/12/2015 - 22:54

Chiều tối 7/12, một cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo TƯ xung quanh tranh luận có nên để môn Lịch sử là môn học độc lập, bắt buộc trong chương trình-SGK mới.

Một phòng thi môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Hà Nội chỉ có 1 thí sinh và 19 người phục vụ (Ảnh: Văn Chung).
Một phòng thi môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Hà Nội chỉ có 1 thí sinh và 19 người phục vụ (Ảnh: Văn Chung).

Sau cuộc làm việc này, Bộ GD-ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bước đầu đã có những ý kiến thống nhất về quan điểm thiết kế môn học Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình Thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin.

Theo đó, điều mà cả hai bên đều thống nhất là Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong chương trình phổ thông và là nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh từ tiểu học lên THPT.

Vấn đề cần thảo luận là môn Lịch sử sẽ là môn học độc lập trong toàn bộ chương trình hay được tích hợp với một hoặc một vài môn học khác.

Tại buổi họp, GS Trần Thị Vinh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Theo khảo sát của Hội, ở 31 quốc gia ccó xu hướng tách môn Lịch sử. Các nước này có tích hợp ở cấp tiểu học, một phần nào đó ở cấp THCS nhưng THPT gần như hoàn toàn tách.

Trong khi đó, thông qua khảo sát ở hơn 40 quốc gia trên thế giới do UNESCO, đại diện ban chỉ đạo đổi mới chương trình-SGK (Bộ GD-ĐT) cho rằng số quốc gia tích hợp môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông cũng nhiều không kém, vấn đề quan trọng là Việt Nam xác định mục tiêu giáo dục là gì.

Theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện đã được thông qua, giáo dục sẽ chuyển từ mô hình truyền thụ kiến thức sang mô hình đánh giá năng lực người học. Với mục tiêu này việc tích hợp các môn sẽ giúp giảm tải cho học sinh và làm hình thành năng lực tổng hợp cho các em.

PGS Bùi Mạnh Hùng, Viên Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng: “Người ta phải thiết kế hệ thống các chuẩn cần đạt như thế nào để những kiến thức và kĩ năng về Địa lý có thể phục vụ cho chuyện dạy học Lịch sử. Ví dụ dạy về cách mạng công nghiệp tại Anh nếu các em trong cùng học kỳ, cùng lớp được học về Địa lí nước Anh hay về lịch sử các nước Đông Á cần đạt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nếu trong cùng chương trình các em được học về địa lí châu Á thì những kiến thức như vậy giúp các em học tốt hơn về học lịch sử”.

Sau khi bàn bạc, Bộ GD-ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có một số điểm thống nhất căn bản:

Thứ nhất, bậc tiểu học Lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng với một số ngành khoa học khác, chủ yếu giáo dục lịch sử thông qua các câu chuyện để tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh.

Ở bậc THCS có 2 phương án sẽ tiếp tục thảo luận. Phương án 1: Để Lịch sử và Địa lí là hai môn học độc lập, viết thêm phần tích hợp kiến thức giữa hai môn này để trò phát triển khả năng tổng hợp. Như vậy sẽ cần tới ba cuốn sách.

Phương án 2: Xây dựng môn Lịch sử, Địa lí tích hợp gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, những phần kiến thức có liên quan sẽ tạo thành các chuyên đề liên môn. Học sinh sẽ chỉ có 1 cuốn sách.

Ở bậc THPT, Lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc, không tích hợp nội dung giáo dục Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc. Hoc sinh chọn Lịch sử để thi đại học sẽ học lịch sử nâng cao; đây là môn độc lập. Học sinh không theo Lịch sử như định hướng nghề nghiệp sẽ học bắt buộc môn Sử Địa với kiến thức cơ bản. Điều này đảm bảo tất cả học sinh sẽ học Lịch sử nhưng ở các cấp độ khác nhau.

Trao đổi với VietNamNet, một nguồn tin cho biết hai bên hiện đã thống nhất bỏ môn Khoa học xã hội ở bậc THCS.

Tuy nhiên việc cần bàn là đặt tên riêng môn là Lịch sử, Địa lí là một phương án hoặc có thể gọi là môn Sử-Địa nhưng có nội dung lịch sử, địa lí riêng và phần chung. Như vậy, cần bàn bạc thêm phần tên gọi.

Văn Chung
Theo Vietnamnet

Related Posts

Hcm Ngay Hoi 2read Only 1618241984356429688386 1
Giáo dục

Bách khoa, Y, Luật… rồi ‘ai’ cũng tăng học phí, có trường tăng… gấp đôi

Logo Img9644 161787683324489083140 1
Giáo dục

Học sinh lớp 6 không đọc được chữ: ‘Con không biết vì sao con được lên lớp’

Ong Quan 1617841499721 1
Giáo dục

Ông Vương Đức Hoàng Quân làm Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng

Zxxx 3
Giáo dục

Sinh viên Cao đẳng Việt Mỹ được các tập đoàn lớn “săn” ngay tại lễ tốt nghiệp

Hs C 3 1617709270564 1
Giáo dục

Những lưu ý quan trọng về môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Img 1807 2
Giáo dục

Bạn trẻ và góc nhìn đa chiều: Khởi nghề hay khởi nghiệp?

Tu Van Tuyen Sinh Thanh Hoa 5 1616638426422294849407 1
Giáo dục

Kiến nghị Thủ tướng cho phép dạy chương trình giáo dục THPT trong các trường nghề

Cat Clip 2 16164891526101229969459 1
Giáo dục

Nữ sinh lớp 7 bị bạn giao cấu, còn bị 30 người vây đánh ghen hội đồng

Logo Img6162 1616424192219754227024 2
Giáo dục

Cục Cảnh sát kinh tế đề nghị ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp thông tin 7 gói thầu

Load More

Tin cập nhật

Nga 4 1
Quốc tế

Căng thẳng miền đông Ukraine nóng lên, Nga tuyên bố quân đội “sẵn sàng chiến đấu”

Z243348606559956f25f5ca9cdcb98dcd687585688966b 1618367637675937876257 1
Xã hội

Mưa nhẹ buổi sáng, xe ùn ứ nhích từng chút một trên khắp các đường Sài Gòn

257926535 2 1
Ẩm thực

Trải nghiệm mùa hè phong cách tại The Secret Côn Đảo

Da Ga Ven 11 4 2021 1618368912022974759163 1 1
Quốc tế

Thêm 136 tàu Trung Quốc xuất hiện ở gần đá Ga Ven, Philippines tố là tàu dân quân biển

1 1618331296075 1
Đời sống

Lan đột biến là hoa gì mà làm bùng lên “cơn sốt bạc tỷ” của người Việt?

Australia Chua Co Y Dinh Mua Vaccine Covid 19 Cua Hang Duoc My Johnson Johnson. Anh Abc 1
Sức khỏe

Australia nêu lý do không mua vaccine ngừa Covid-19 của Johnson&Johnson

Khaithaccatsoiohoabinh 1614949983146 1618367571577 1
Kinh doanh

Từ vụ thầu mỏ cát giá “khủng”, vén màn “bức tranh tối màu” khai thác cát

4 1 1
Giải trí

Quỳnh Hoa, Tuyết Thu, Đinh Y Nhung, Vân Anh khoe trọn vẻ sang trọng trong áo dài Việt Hùng

Photo1618318043256 16183180434591218822271 1
Xã hội

Giới thiệu chữ ký Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành

2 1618295769315685340440 1
Đời sống

Bực tức hàng xóm cứ lên Facebook chửi rủa, xây tường rào chắn luôn cổng nhà

VietDaily | Tin tức hàng ngày

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh – 0905 905 911
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – Hotline: 0919 800 688
Email: banbientapvietdaily@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Xã hội
  • Quốc tế
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily