
Trong học đường thường có câu: “Tiên học Lễ, hậu học Văn” được hiểu đơn giản, trước là học cách giao tiếp ứng xử, sau mới thu nạp Kiến Thức. Ngoài ra còn có nghĩa, nhắc nhở về lòng biết ơn, tôn trọng, kính trên nhường dưới nên khuyên dạy con người hướng tới giá trị nhân phẩm Đạo Đức mà trở thành một công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Từ đó, Đạo Đức được xem như là một môn học không thể thiếu trong các trường học. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết những năm gần đây, có rất nhiều vụ gây chấn động trên mạng xã hội như học sinh vô lễ, xúc phạm với giáo viên, đánh hội đồng, thậm chí còn công khai bôi nhọ danh dự người khác. Đây là một thực trạng rất đau lòng về Đạo Đức, vấn đề này cho thấy sự suy thoái nhân phẩm đang ở mức báo động.
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng:“sự nổi loạn bên trong được xuất phát từ hoàn cảnh, xã hội, gia đình, có thể một phần do ít nhận sự quan tâm của người thân hoặc bạn bè thường xuyên tác động lên môi trường sống hàng ngày, đã vô tình hình thành ý thức ích kỷ, mất kiểm soát khi nóng giận mà dẫn tới những sự việc đáng tiếc”. Chưa kể đến những tác hại của lòng ghen tức, đố kỵ, sân hận đã khiến cho các em phải bước vào vòng lao lý khi tuổi đời còn quá trẻ.
Cũng chính từ sự quan tâm đặc biệt với xã hội mà soạn giả Lữ Trung Dung đã dành nhiều thời gian tâm huyết để xuất bản cuốn “Thuyết Quy Tâm” hay còn gọi là Thuyết Kinh Quy Tâm Mẹ Địa Mẫu.

Trong đó, có sự kết hợp giữa tâm lý và nhân quả để giúp chính mình tự giải thoát tâm phiền não, chấp giận, giảm đi sự ích kỹ và mở rộng tình thương, nuôi dưỡng từ tâm mà trở về với thiện tánh.
Tiến sĩ. Nguyễn Thị Ly – Khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng Trường ĐHKHXH & NV (ĐHQG-HCM) cho biết: “Đây là một cuốn sách rất hay và ý nghĩa vì nó thiết thực với đời sống ngày nay, ngôn từ gần gũi, dễ hiểu đi sâu vào nội tâm. Đọc Thuyết Quy Tâm sẽ giúp cho tâm trí mình trở lên nhẹ nhàng, bình an. Hiện thư viện Nhà Trường cũng đưa Thuyết Quy Tâm vào danh mục tư liệu, tạo điều kiện giúp bạn đọc có cơ hội được tiếp cận sau những giờ học, nghiên cứu căng thẳng.”

Ảnh: Thư viện Trường Đại Học Xã Hội & Nhân Văn TP.HCM
Một bạn sinh viên của trường chia sẻ: “Quyển sách này rất hữu ích bởi giống như một kim chỉ nan giúp cho những người trẻ có thêm kiến thức và kinh nghiệm sống để biết cách ứng xử hơn”. Và có phụ huynh đã nhận định rằng:“Tôi nghĩ rất cần những nội dung nhân văn như này đến các trường học để thế hệ sau được giữ gìn bản sắc truyền thông Tôn Sư Trọng Đạo.”
Đồng thời, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam, ông Huỳnh Đức Thiện nhấn mạnh: “Những việc làm này nên tích cực, chia sẻ rộng rãi để mỗi người hướng tới những điều tốt đẹp và ngày càng sẽ tạo ra giá trị văn hóa cộng đồng.”
Ngọc Huệ / Văn Hóa