VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Cước Internet Việt Nam: Rẻ nhưng chậm

Thứ Tư, 09/12/2015 - 13:40

Giá cước 3G tại Việt Nam nằm trong nhóm đắt đỏ nếu quy theo thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, tính theo giá gói, 3G tại Việt Nam rẻ hơn so với mặt bằng khu vực.

vietnam_internet

Thường xuyên đi công tác nước ngoài, anh Ngô Văn Sơn (Quận 3, TP HCM) có trong tay bộ sưu tập SIM 3G nhiều nước. “Đến bất cứ đâu, điều đầu tiên của mình là mua gói kết nối Internet ở sân bay”. Theo anh Sơn, một gói để dùng được 1 tuần (dung lượng từ 1 – 3 GB), người dùng phải bỏ ra từ 300.000 đến hơn 1 triệu đồng. Đơn cử, gói 1 GB tại Thái Lan gần 300.000 đồng, Đài Loan tới gần 600.000 đồng, ở Đức, Singapore, Mỹ có thể xấp xỉ 1 triệu đồng. Một số quốc gia hỗ trợ ưu tiên cho khách du lịch, nhưng giá rẻ hơn không đáng kể.

Dù giá rẻ, nhưng theo anh Sơn, tốc độ kết nối 3G ở nhiều quốc gia nhanh hơn tại Việt Nam. “Ngay cả khi bạn dùng hết gói cước, chuyển sang kết nối tốc độ chậm, vẫn có thể lướt web, gửi mail khi di chuyển”, anh này cho rằng, “nhiều nhà mạng trong nước bóp băng thông, khi xuống tốc độ chậm không thể làm gì được, phải bỏ tiền mua gói mới nếu muốn online bình thường”.

Trong một sự kiện CNTT cuối 2013, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tiết lộ, giá cước Internet của Việt Nam vẫn thấp so với khu vực và thế giới, chỉ bằng khoảng 60% so với giá thành.
Đến 2015, khi chuẩn bị hạ tầng viễn thông để triển khai mạng 4G LTE, một chuyên gia trong ngành tiết lộ Việt Nam vẫn chưa kịp thu hồi vốn đầu tư vào 3G vì giá cước lâu này còn thấp. Đây cũng là lý do khiến Việt Nam chậm có 4G, đi sau nhiều nước.

Mặc dù vậy, theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Viễn thông quốc tế (ITU), giá cước 3G trả trước tại Việt Nam tính theo thu nhập đầu người hiện nằm trong nhóm đắt đỏ của thế giới.

Nói một cách đơn giản, người Việt có thu nhập thấp nhưng bỏ ra nhiều tiền để kết nối Internet, trong khi với các nước phát triển, số tiền bỏ ra cao hơn, nhưng không đáng là bao so với túi tiền của người dân.

Để có được xếp hạng này, ITU căn cứ mức giá cước tính theo % thu nhập quốc dân (% GNI), bằng cách lấy giá cước trên mỗi 500 MB chia cho thu nhập bình quân đầu người. Theo đó, cước 3G tại Việt Nam chiếm khoảng 7,31% thu nhập, cao hơn nhiều so với trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (4,28% thu nhập). Trong khi đó, top 50 nước phát triển có giá 3G chỉ dao động trong khoảng 0,09% – 1% thu nhập.

Tại Việt Nam, các nhà mạng trong nước bán 600 MB lưu lượng 3G tốc độ cao giá khoảng 70.000 đồng, tương đương 3,1 USD, rẻ hơn Indonesia khi người dân nước này phải bỏ ra 3,37 USD. Tại Thái Lan, giá gói này lên đến 8,33 USD, gần gấp ba lần so với Việt Nam. Tại Singapore, một quốc gia khác cùng ở khu vực Đông Nam Á, gói cước 500 MB giá lên đến 11,84 USD, nhưng bù lại, đây là 4G.

Khác với câu chuyện 3G, giá cước Internet cố định tại Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới. Theo xếp hạng của ITU, Việt Nam đứng thứ 66/181. Nếu chia theo đầu người, giá Internet cố định chỉ chiếm 2% thu nhập người Việt, rẻ hơn so với Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia. Giá cước Internet cố định trung bình của Châu Á là 38,5 USD (khoảng 875.000 đồng), cao gần gấp ba lần so với gói cước thấp nhất tại Việt Nam.

Tương quan giá cước 3G của Việt Nam với một số nước trong khu vực.
Tương quan giá cước 3G của Việt Nam với một số nước trong khu vực.

Dù rẻ nhưng tốc độ Internet cố định ở Việt Nam không thuộc nhóm nhanh. Báo cáo về tốc độ kết nối mạng giữa các quốc gia của Akamai cho thấy, Việt Nam xếp thứ 51 trong 55 địa điểm khảo sát. Theo đó, tốc độ trung bình ở Việt Nam là 2,5 Mb/giây, nằm dưới mức chung của thế giới là 3,9 Mb/giây. Nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Bắc Âu đã đạt trên 10 Mb/giây.

Bên cạnh đó, Internet trong nước cũng thường xuyên chập chờn do nhiều yếu tố. Nổi bật trong đó là cáp quang gặp sự cố, một số thời điểm kéo dài tới hàng tuần. Nhiều người than phiền, đứt cáp, gián đoạn kết nối nhưng các nhà cung cấp không có động thái trừ tiền thuê bao. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hệ quả của việc chọn các đường truyền giá rẻ kết nối với quốc tế.

Duy Tín
Theo Zing

Related Posts

Image3 6 1
Công nghệ

ASUS ra mắt dải sản phẩm chuyên biệt thế hệ mới cho doanh nghiệp Expert Series 2022

Luu Ban Nhap Tu Dong 393 1
Công nghệ

Box Gaming bật mí bí kíp để game thủ “gáy” cùng vivo T1 series ở Turbo Cup Challenge

Image1 1 1
Công nghệ

Phần mềm HPT SAALEM giúp số hóa quy trình tín dụng

Image2 2 2 1
Công nghệ

Viện nghiên cứu OPPO kêu gọi các đề xuất sáng tạo với tổng tài trợ lên đến 460.000 USD

Image3 1 1 1
Công nghệ

ASUS giới thiệu ExpertBook B7 Flip (B7402) – Laptop doanh nghiệp tiên phong kết nối 5G

Luu Ban Nhap Tu Dong 318 1
Công nghệ

Trải nghiệm nhanh vivo T1 Series: Chipset mạnh mẽ nhất phân khúc, hiệu năng cải thiện đến 40%

Untitled 1
Công nghệ

Vietnam Mobile Day 2022 – We Connect: Sân chơi của cộng đồng Công nghệ Việt đã trở lại

Image3 5 1
Công nghệ

ASUS Republic of Gamers trình làng loạt sản phẩm Gaming mới

1 1
Công nghệ

vivo ấn định ngày ra mắt bộ đôi gaming phone T1 5G và T1x tại Việt Nam

Load More

Tin cập nhật

Luu Ban Nhap Tu Dong 489 1
Kinh doanh

Khối ngoại bán ròng 280 tỷ đồng trong tuần, gom mạnh CCQ ETF và cổ phiếu phân bón

Luu Ban Nhap Tu Dong 488 1
Doanh nghiệp

Biến động tại Yeah1: Cổ đông lớn và Chủ tịch HĐQT lần lượt thoái hàng triệu cổ phiếu

Luu Ban Nhap Tu Dong 486 1
Kinh doanh

Có tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng nào có lợi nhất thời điểm này

Prudential Minhhoa 1 1 1
Doanh nghiệp

Tập đoàn Prudential bổ nhiệm ông Anil Wadhwani giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn

Luu Ban Nhap Tu Dong 473 1
Pháp luật

Công an điều tra vụ “siêu xe” Maybach đâm hàng loạt xe máy ở hầm chung cư

Luu Ban Nhap Tu Dong 490 1
Doanh nghiệp

MCV Group bắt tay FPT Play hợp tác chiến lược sản xuất và phát hành nội dung

Luu Ban Nhap Tu Dong 472 1
Bất động sản

Bị lừa mua đất 2 tỷ đồng để ‘lướt sóng’, giờ bán 1 tỷ không ai mua

Luu Ban Nhap Tu Dong 51 1
Quốc tế

Sai lầm không thể bào chữa của cảnh sát Mỹ trong vụ xả súng 21 người chết ở Texas

Luu Ban Nhap Tu Dong 38 1
Bất động sản

Phó thống đốc: Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ ‘siết tín dụng bất động sản’

Luu Ban Nhap Tu Dong 494 1
Giải trí

MC Đức Bảo và hoa hậu Khánh Vân dẫn chương trình bán kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022

VietDaily | Tin tức hàng ngày

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh – 0905 905 911
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – Hotline: 0919 800 688
Email: banbientapvietdaily@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Xã hội
  • Quốc tế
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily