VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Các ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

Thứ Tư, 08/05/2024 - 11:30

Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ” công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cuộc “chỉnh đốn” giới công nghệ

Các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, đặc biệt là Alibaba và Tencent, đã chứng kiến vốn hóa thị trường của họ giảm mạnh tới 75% so với mức đỉnh ba năm trước. 

Một yếu tố quan trọng dẫn tới việc sụt giảm này là chiến dịch siết quản lý của chính phủ Trung Quốc vào cuối năm 2020, và kéo dài tới 18 tháng. Phải đến đợt bán tháo ồ ạt chứng khoán Trung Quốc vào tháng 3/2022, điều đó mới thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách đảo ngược lộ trình và nới lỏng các quy định.

Alibaba là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề trong chiến dịch siết kiểm soát công nghệ của Trung Quốc.

Dù vậy, chỉ một thời gian ngắn sau đó, chính quyền Trung Quốc tiếp tục tung ra một loạt quy định nghiêm ngặt về chống độc quyền, dữ liệu và lao động, đồng thời áp đặt các khoản phạt khổng lồ đối với các công ty như Alibaba và Meituan vì tham gia vào các hoạt động độc quyền.

Đồng thời, các công ty công nghệ lớn như Tencent, Alibaba và Ant Group buộc phải rút lui khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi hoặc tiến hành tái cơ cấu đáng kể để giảm bớt ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực công nghệ.

Chính quyền Trung Quốc khẳng định rằng những hành động cứng rắn này nhằm mục đích khắc phục vô số vấn đề pháp lý gây ra bởi nhiều năm tăng trưởng không được kiểm soát và cạnh tranh tự phát giữa các gã khổng lồ công nghệ địa phương. Tuy nhiên, những biện pháp quản lý chặt chẽ này cũng làm dấy lên lo ngại về sự thất thường trong các chính sách quản lý của Trung Quốc.

Thị trường giảm sút

Từ năm 2021 đến năm 2022, tổng vốn đầu tư vào ngành internet Trung Quốc giảm từ 49 tỷ USD xuống chỉ còn 10 tỷ USD, tức giảm khoảng 80%. Đồng thời, tổng vốn hóa thị trường của các công ty internet Trung Quốc đã giảm từ 2,5 nghìn tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao năm 2020 xuống còn 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Khi các nhà đầu tư rút lui khỏi các doanh nghiệp công nghệ tiêu dùng Trung Quốc, sức hút của lĩnh vực này với các nhà đầu tư mới cũng vơi dần.

Từ năm 2021 đến năm 2022, tổng vốn đầu tư vào ngành internet Trung Quốc giảm từ 49 tỷ USD xuống chỉ còn 10 tỷ USD, tức giảm khoảng 80%

Việc siết kiểm soát đã tạo ra gánh nặng không tương xứng cho các công ty nhỏ hơn, vốn thiếu nguồn lực nội bộ. Điều đó đã vô tình mang lại cho các công ty công nghệ lớn hơn lợi thế cạnh tranh, củng cố thêm sự thống trị của họ trên thị trường.

Ngay cả các công ty công nghệ nước ngoài, bề ngoài có vẻ không phải là mục tiêu của chiến dịch siết kiểm soát, cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Vào năm 2021, cả LinkedIn và Yahoo đều tuyên bố rút khỏi Trung Quốc, với lý do chi phí leo thang và môi trường hoạt động ngày càng thách thức.

Mặc dù việc siết kiểm soát đã giảm bớt kể từ đầu năm 2022, nhưng rõ ràng nó đã để lại dấu ấn không thể xóa nhòa. Các nhà đầu tư giờ đây rất nhạy cảm với những thay đổi quy định nhỏ. 

Một minh họa sinh động cho điều này xảy ra vào tháng 12 năm ngoái khi cơ quan quản lý trò chơi của Trung Quốc công bố dự thảo quy định nhằm hạn chế việc chơi game quá mức.

Thông báo này đã khiến các nhà đầu tư hoảng sợ, xóa sạch 80 tỷ USD giá trị thị trường khỏi các công ty game hàng đầu Trung Quốc. Trong một diễn biến kịch tính, cơ quan quản lý trò chơi đã loại bỏ quy định được đề xuất và sa thải quan chức chịu trách nhiệm về nó.

Trong khi Trung Quốc đang trông cậy vào các công ty công nghệ của mình để giúp đạt được khả năng tự cung cấp công nghệ để bắt kịp Mỹ, những biện pháp siết quản lý được cho là đã làm tê liệt những gã khổng lồ công nghệ cạnh tranh nhất của nước này.

Theo Time

Quang Đăng / Vietnamfinance

Related Posts

Nhom Nha Dau Tu Muon Xay Sieu Trung Tam Du Lieu 2 Ty Usd O Tp Hcm 1
Công nghệ

Nhóm nhà đầu tư muốn xây siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD ở TP.HCM

Redmi Pad 2 Scenario Angle 3
Công nghệ

Redmi Pad 2 Series ra mắt: Màn hình lớn, pin khủng, giá chỉ từ 4.99 triệu đồng

Unnamed (3)
Công nghệ

OPPO ra mắt bộ đôi OPPO Watch X2 và OPPO Watch X2 Mini

Unnamed 1 2 2
Công nghệ

OPPO ra mắt OPPO Pad SE – Giải pháp giải trí gia đình và sáng tạo mọi lúc mọi nơi

Unnamed 2 1 2
Công nghệ

Chuyên gia chân dung AI OPPO Reno14 Series ra mắt, giá từ 10.49 triệu đồng

Xiaomi Smart Band 10 Model Angle 6 2 2
Công nghệ

Xiaomi Smart Band 10 chính thức ra mắt: Màn hình lớn, kết nối thông minh

Unnamed
Công nghệ

Mua laptop đi học 2025: Mỏng nhẹ, AI, pin lâu đang là “combo” được săn đón

Unnamed (1)
Công nghệ

Sơn Tùng M-TP đồng hành OPPO Reno14 Series: Khi những phiên bản tốt nhất gặp nhau 

Unnamed 21 2
Công nghệ

Khám phá hệ sinh thái sản phẩm Viettel AI: Giải pháp toàn diện cho chuyển đổi số

Tin cập nhật

H2 17443582962901048571012 3 2
Đời sống

Bảo đảm chu đáo, an toàn cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Nhom Nha Dau Tu Muon Xay Sieu Trung Tam Du Lieu 2 Ty Usd O Tp Hcm 1
Công nghệ

Nhóm nhà đầu tư muốn xây siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD ở TP.HCM

Va Cham Kinh Hoang Voi Container 3 Nguoi Thoat Chet Ky Dieu 2
Đời sống

Va chạm kinh hoàng với container, 3 người thoát chết kỳ diệu

Tam Giu Doi Tuong Ban Hang Tron Thue Co Doanh Thu Hon 800 Ty 1
Đời sống

Tạm giữ đối tượng bán hàng trốn thuế có doanh thu hơn 800 tỷ

Tphcm De Xuat Cam Hoc Sinh Dung Dien Thoai O Truong 1
Giáo dục

TPHCM đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại ở trường

Ha Noi Lap Dat Huy Dong 284 Man Hinh Led Phuc Vu Le Ky Niem Quoc Khanh 2 9 1
Đời sống

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Chon Day So Ngay Thang Sinh Gia Dinh Cong Nhan Tai Tp Hcm Trung Vietlott 16 Ty Dong 1
Kinh doanh

Chọn dãy số ngày tháng sinh gia đình, công nhân tại TP. HCM trúng Vietlott 16 tỷ đồng

Unnamed 1 5 2
Làm đẹp

Khi hương thơm là cầu nối giữa thiên nhiên và nghệ thuật

Da Den Thoi Diem Vang De Nha Dau Tu Tro Lai Voi Co Phieu Nganh Chung Khoan 1
Kinh doanh

Đã đến “thời điểm vàng” để nhà đầu tư trở lại với cổ phiếu ngành chứng khoán?

Khoi Ngoai Mua Rong Phien Thu 7 Lien Tiep Vn Index Chinh Phuc Dinh Moi 3
Kinh doanh

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp, VN-Index chinh phục đỉnh mới

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily