Từ mẫu xe huyền thoại làm nên định nghĩa siêu xe đầu tiên – 350GT cho đến siêu SUV Urus, tượng đài trong thế giới siêu xe 60 năm chặng đường lịch sử ngay mảnh đất nơi Lamborghini bắt đầu tại Sant’Agata Bolognese.
Automobili Lamborghini của ngày hôm nay là một doanh nghiệp danh tiếng toàn cầu, với hơn 2.000 nhân viên với 9.223 chiếc xe được bàn giao vào năm 2022. Tuy nhiên, để có được vị thế của hiện tại, nhà sáng lập Ferruccio Lamborghini đã bắt đầu từ con số 0 khi đặt những “viên gạch” đầu tiên cho thương hiệu vào năm 1963. Xuyên suốt 60 năm qua, dù trụ sở Lamborghini – nơi làm nên những mẫu xe mang tính biểu tượng – đã trải qua nhiều lần nâng cấp, mở rộng và tái thiết dựa trên những nhu cầu về sản xuất, môi trường và công nghệ nhưng vẫn chưa bao giờ mất đi cấu trúc cốt lõi ban đầu.
Trong khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng công ty mới, Feruccio Lamborghini khi ấy đã lựa chọn Sant’Agata Bolognese – một nơi chỉ cách quê nhà Cento của ông vài cây số. Công việc xây dựng những phần đầu tiên của thương hiệu, được xem là hiện đại nhất thời bấy giờ, diễn ra rất nhanh chóng và hoàn thành chỉ trong vòng 8 tháng trong khoảng giữa mùa Thu và Đông của năm 1963. Vào ngày 20/10 năm đó, khi Ferruccio mời giới báo chí đến sự kiện ra mắt chiếc xe đầu tiên của Lamborghini – mẫu 350 GTV, khu vực nhà máy chính đã hoàn thành.
Vào năm 1966, khi bộ phận hộp số và bộ vi sai được bắt đầu đưa vào sản xuất, thì những khu vực chức năng như khu sản xuất, khu văn phòng, phòng thử nghiệm và xưởng dịch vụ cũng đã thành hình trong khuôn viên khu cấu trúc 12.000 m2 ban đầu. Tại đây có hai dây chuyền lắp ráp sản xuất: một dành cho những bộ phận động cơ và cơ khí, và khu vực còn lại dành cho việc lắp ráp xe với máy móc phụ trợ để sản xuất phụ tùng cũng như dàn để điều chỉnh xe. Khu vực văn phòng, kéo dài 260 m và dọc theo mặt trước và ở trung tâm, bao gồm phòng ban giám đốc và phòng của các bộ phận kỹ thuật và kinh doanh. Bên phải toà nhà là các phòng thử nghiệm & kiểm tra, phía bên trái là khu vực dịch vụ khách hàng cũng như dành cho nhân viên. Ngay từ ban đầu, Lamborghini tập trung vào việc sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến, kết hợp với kỹ nghệ thủ công của các người thợ đi cùng sự góp mặt của công nghệ tân tiến, để trở thành giá trị trọng tâm trong tầm nhìn công nghiệp của công ty cho đến ngày nay.
Vào ngày 18/10/1968, Lamborghini thông báo về việc sắp hoàn thành ba toà nhà mới, mang đến cho khuôn viên nhà máy them 3.500 m2. Cùng với việc củng cố các khu vực sản xuất, đây là ba toà nhà với những trang bị tốt sẽ được dùng vào trong những thử nghiệm hiện đại mới. Bức ảnh chụp khu vực đang được xây dựng khi ấy đã trở thành biểu tượng bởi sự hiện diện của một chiếc 400 GT, một chiếc Islero, một chiếc Espada cùng hai chiếc Miura.
Quá trình sản xuất đã gia tăng từ 67 chiếc xe Lamborghini được sản xuất năm 1965 đến 425 chiếc vào năm 1971, nhưng sau đó lại giảm còn 55 chiếc vào năm 1979 do khủng hoảng kinh tế vào thập niên 70. Những năm 80 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của dây chuyền sản xuất với 470 chiếc cùng với 300 khối động cơ hàng hải vào năm 1987.
Vào năm 1983, Lamborghini lần đầu tiên ứng dụng và phát triển chất liệu sợi carbon. Bộ phận mới mang tên Esperienza Meteriali composite (hay còn gọi là E.Co) được thành lập nhờ vào sự xuất hiện của bí quyết đến từ Seattle, Mỹ – vốn được phát triển từ các thành phần sợi carbon và Kevlar đầu tiên trên chiếc máy bay Boeing 767. Nguyên mẫu khung gầm sợi carbon đầu tiên của chiếc Countach Evoluzione được làm ra – đây chính lần ứng dụng vật liệu composite đầu tiên và cũng là lần đầu tiên xuất hiện trên một dự án dành cho xe đường trường.
Đến năm 1990, các thiết bị cần cho việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm trong lĩnhg vực điện tử và các vật liệu composite đã được giao dịch. Một khu xưởng thử nghiệm và phát triển cho các hệ thống kiểm soát khí thải cũng được thành lập, cho phép quản lý khép kín quá trình này.
Đến năm 1998, tốc độ phát triển của Lamborghini tăng theo cấp số nhân, ở cả khía cạnh nhân viên lẫn số lượng xe được sản xuất. Vào năm 2000, Lamborghini sản xuất 296 chiếc xe và có số lượng nhân viên là 440; đến năm 2001, quá trình cải tảo trụ sở chính đã hoàn thành, bao gồm một toà nhà văn phòng chính, một bảo tàng 2 tầng và khu vực nghiên cứu và phát triển hoàn toàn mới, bên cạnh đó thì Lamborghini còn đầu tư vào các dây chuyền lắp ráp và nhà ăn cho nhân viên. Tất cả quá trình này hoàn thiện vào tháng 8 năm 2001 với tổng chi phí là 155 triệu euro.
Vào ngày 25/10/2002, Lamborghini công bố về việc khai trương Lamborghini Centro Stule vào cuối mùa Xuân 2003 nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập của thương hiệu. Trung tâm này mở cửa trong một toà nhà dung cho dịch vụ khách hàng – trung tâm lưu trữ và tôn vinh những chiếc Lamborghini cổ điển và các khối động cơ hàng hải. Năm 2003, công ty phát triển nhanh chóng với diện tích lên đến 100.000 m2, sản xuất 1.305 chiếc xe và có 624 nhân viên – 145 người trong số đó thuộc bộ phận nghiên cứu và phát triển. Vào năm 2006, mức tăng trưởng của Lamborghini đạt mức +30,4% so với năm trước, với 2.087 chiếc xe được sản xuất.
Vào tháng 11 năm 2008, công việc mở rộng Bộ phận Hoàn thiện được tiến hành, đây chính là khu vực dành cho công đoạn kiểm tra lần cuối những chiếc xuất ra từ dây chuyền lắp ráp. Và trước đó vào tháng 10, khu vực hậu cần tích hợp được khánh thành, hiện nằm bên trong toàn nhà mới xây dựng cũng thuộc trụ sở Sant’Agata Bolognese. Trung tâm hậu cần mới này có diện tích 11.000 m2 và có sức chứa cho 14.052 tấm pa-lét.
Vào năm 2011, mẫu xe mới mang tên Aventador LP 700-4 ra mắt, chiếc xe được trang bị bộ khung liền khối bằng sợi carbon cải tiến được thiết kế và sản xuất tại công xưởng Sant’Agata Bolognese. Với phần thân xe Aventador được làm hoàn toàn bằng sợi carbon, Lamborghini đã quyết định tiến hành quy trình sản xuất khép kín và cho ra mắt “CFK – Lamborghini Carbon Production”, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của Lamborghini trong lĩnh vực sản xuất và phát triển vật liệu composite cho siêi xe thể thao cho đến tận ngày hôm nay.
Năm 2011 cũng chứng kiến sự ra mắt của Lamborghini Park, nơi mà ngày nay cho phép công ty tiến bước 2 trong số những dự án quan trọng nhất về tính bền vững và nghiên cứu về những tác động đến môi trường địa phương: giám sát sinh học loài ong và nghiên cứu thử nghiệm về đa dạng sinh học rừng sồi cũng như khả năng hấp thụ khí CO2 của khu rừng, thử nghiệm ngày được thực hiện trong sự hợp tác với hội đồng địa phương Sant’Agata Bolognese và các trường Đại học Bologna, Bolzano và Munich.
Vào năm 2012, một toà nhà hoàn toàn mới đã được dựng lên làm nơi phát triển các nguyên mẫu (protoshop) và trung tâm tiền sản xuất dây chuyền – một trong những toà nhà công nghiệp đa tầng đầu tiên của Engergy Class A và N-ZED (thuật ngữ nói về các công trình có mức phát thải ròng bằng 0) ở Ý.
Vào năm 2015, Automobili Lamborghini đã khánh thành các hệ thống tam phát (trigeneration) và sưởi ấm khu vực, hai trong số những dự án chính đã giúp thương hiệu đạt được chứng nhận về mức độ trung hoà khí CO2 của toàn bộ nhà máy. Sự kiện kỷ niệm thành tựu chính trong chiến dịch môi trường bền vững của Lamborghini và vẫn được tiếp tục đến ngày hôm nay.
Năm 2018 đánh dấu sự ra đời của mẫu xe thứ 3 – chiếc siêu SUV Urus được sản xuất tại Sant’Agata Bolognese dưới sự ủng hộ của Stephan Winkelmann – Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch Automobili Lamborghini. Được hỗ trợ bởi một giao thức lịch sử đến từ chính phủ Ý và khu vực Emilia-Romagna nhằm phục hung vùng ‘terra dei motori’, khu vực nhà máy đã phát triển lên đến diện tích 160.000 m2.
Cơ sở sản xuất mới tại Sant’Agata Bolognese bao gồm bộ dây chuyền lắp ráp hoàn toàn mới dành riêng cho Urus, bộ phận hoàn thiện mới cho tất cả các mẫu xe Lamborghini và toàn nhà văn phòng mới với chứng nhận LEED Platinum – tiêu chuẩn chuẩn cao nhất trên thế giới về chứng nhận năng lượng và môi trường trong thiết kế và xây dựng công trình. Đường chạy thử mới cũng được xây dựng với 3 bề mặt đường khác nhau dành riêng cho xe SUV, bên cạnh đó là một nhà kho hậu cần mới, nhà máy tam phát thứ hai và một Trung tâm Năng lượng mới để sản xuất tập trung các cả các phương tiện năng lượng. Mô hình sản xuất “Manifattura Lamborghini” đã được phát triển để mang đến một cách tiếp cận sang tạo và bền vững nhằm kết hợp tay nghề thủ công với những công nghệ tân tiến nhất.
Vào năm 2019, nhà máy chuyên dụng để sơn cho những chiếc Urus được khánh thành và kể từ năm 2020, chuỗi cung ứng vỏ đã theo hướng bền vững hơn nhờ vào việc vận tải đường sắt thay vì đường bộ, đạt được mức cắt giảm khí CO2 là 85%. Tính bền vững này không chỉ bị giới hạn trong việc bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy, mà trong suốt nhiều năm, công ty đã cam kết nhiều khía cạnh với con người và cộng đường nơi nhà máy hoạt động, đó là một phần của trách nhiệm xã hội ngày càng được lan toả của công ty.
Vào tháng 5/2021, ông Stephan Winkelmann đã tuyên bố về chương trình “Cor Tauri Management” – một kế hoạch tham vọng hướng Lamborghini đến việc điện khí hoá toàn bộ các dòng sản phẩm từ giai đoạn 2023-2024, bằng việc cho ra mắt một mẫu xe thuần điện vào cuối thập kỷ này. Đây là những bước tiến quan trọng trong chương trình giải trừ khí carbon diện rộng, một phần trong hướng tiếp cận toàn diện của công ty đối với chiến lược bền vững và kế hoạch này sẽ diễn ra liên tục để giảm thiểu tác động của không chỉ khía cạnh sản xuất của nhà máy mà còn của toàn bộ chuỗi giá trị của công ty.
Trên mặt tiền của con đường vào, từ một phần của nhà máy ban đầu được xây dựng lên vào năm 1963, với cái tên Lamborghini đầy ngạo nghễ trên nóc mái vẫn còn hiện hữu và là chi tiết dễ dàng nhận thấy nhất ngày nay khi tiến vào nhà máy – đây chính là biểu ngữ của một cấu trúc đã phát triển qua năm tháng nhưng vẫn giữ gìn nguyên vẹn DNA từ buổi sơ khai, và giá trị đó vẫn sẽ như vậy khi tiến vào kỷ nguyên mới trong tương lai.
Quế Châu / Thị Trường Giao Dịch