Đã từ lâu những người có tiền tiết kiệm dù ít hay nhiều đều than phiền về chính sách lãi suất âm. Tưởng chừng người gửi tiền là bên duy nhất chịu thiệt hại. Nay nỗi đau đang được san sẻ cho các NHTW.
Chính sách cắt giảm lãi suất đang tạo ra áp lực quay vòng tài sản cho NHTW châu Âu và Nhật Bản. Mua vào tài sản rủi ro hơn cũng là một cách. Các NHTW đã quá rành về việc thiết lập lãi suất và in tiền, nhưng đối với việc đầu tư thì còn phải đặt dấu hỏi. Theo IMF, tính đến cuối năm ngoái tổng khối lượng dự trữ bắt buộc tại các NHTW lên tới 10.900 tỷ USD.
Kết quả một cuộc thăm dò mới được thực hiện cho thấy các NHTW đang thực hiện hoặc nghiêm túc xem xét việc mua vào các khoản nợ đã được tái cấu trúc hoặc chuyển đổi tiền tệ sang những đồng tiền không bị ảnh hưởng bởi lãi suất âm .
ECB và BOJ theo đuổi chính sách lãi suất âm nhằm ức chế rủi ro tái giảm phát và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, sự kết hợp của lãi suất âm và động thái mua vào ồ ạt trái phiếu của các NHTW đã làm chậm thời gian quay vòng của các tài sản tài chính.
Một số loại trái phiếu chính phủ và nợ doanh nghiệp đang được giao dịch ở mức tỷ suất lợi nhuận âm. Điều đó có nghĩa là, nhà đầu tư – những người nắm giữ tài sản sẽ mất tiền đến tận lúc đáo hạn.
John Nugée – sáng lập Laburnum Consulting, cũng đồng thời là cựu quản lý dự trữ ngoại hối tại Bank of England nhận định, “Những người quản lý dự trữ ngoại hối cũng đang phải đối mặt với thiệt hại từ lãi suất âm. Nhưng họ ý thức rất rõ có nhiều vấn đề quan trọng hơn là vòng quay của tài sản.”
Các NHTW có xu hướng đầu tư vào tài sản rủi ro thấp như trái phiếu có mức xếp hạng tín nhiệm cao và các đồng tiền giao dịch phổ thông nhất trên thị trường. Cuối năm ngoái, 20% nguồn dự trữ ngoại hối là tài sản định giá bằng đồng euro, thấp hơn nhiều so với thời kỳ đầu khủng hoảng tài chính, 4% là bằng đồng yên, 64% là tài sản định giá bằng đồng USD.
80% số phiếu cho rằng lãi suất âm ảnh hưởng đến chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối tại các NHTW. 60% phiếu cho rằng tác động đến NHTW.
Mục đích dự trữ ngoại hối là để ổn định giá trị đồng tiền trong nước, can thiệp bằng việc mua vào bán ra tài sản, làm dịu đi biến động trên thị trường ngoại hối và phá giá đồng tiền.
Các nhà quản lý nguồn dự trữ ngoại hối nắm giữ tài sản truyền thống có thanh khoản cao. Tuy nhiên, so với các tài sản rủi ro cao, tài sản truyền thống bị giới hạn bởi ngày đáo hạn. Vài năm gần đây, các NHTW đã vứt bỏ tư duy bảo thủ của mình bằng cách nới lỏng định lượng, bán ra trái phiếu và mua vào các công cụ tài chính rủi ro hơn như chứng khoán.
Thảo Trang
Theo Trí thức trẻ/CafeF