Khảo sát của Q&Me thực hiện trên 500 người, độ tuổi 18-39 hiện sinh sống ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
|
Theo nghiên cứu của Q&Me, Honda vẫn là thương hiệu dẫn đầu thị trường xe máy tại Việt Nam với 74% thị phần. Trong đó, người dân Hà Nội ưa chuộng hơn khi có đến gần 9/10 người chọn thương hiệu Honda. Ở Việt Nam, Yamaha đứng thứ 2 với 19%. Thương hiệu này phổ biến hơn ở Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Suzuki, SYM và Piaggio chia sẻ số thị phần còn lại. |
|
Có 3 yếu tố khiến người tiêu dùng mang xe đi bảo dưỡng, khi xe có vấn đề (20%), dựa vào số km (32%) và dựa vào thời gian (55%). Đối với yếu tố dựa vào số km, người dùng thường xuyên mang xe bảo dưỡng trong khoảng 1.000-3.000 km. Còn yếu tố thời gian, phổ biến nhất là giai đoạn 1-6 tháng. |
|
Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng mang xe đi bảo dưỡng chính hãng, nhất là nhóm người thu nhập cao. |
|
Khi đi bảo dưỡng, người dùng Việt thường chọn ngay tại nơi mua xe, hoặc gần nhà, sau đó mới cân nhắc đến những yếu tố còn lại như: dịch vụ tốt, giá hợp lý, quen biết nhân viên, xưởng dịch vụ chính hãng, thương hiệu đặc biệt, được giới thiệu bởi bạn bè/người thân, quy mô lớn hoặc thái độ phục vụ dễ chịu. |
|
Càng sử dụng xe lâu năm, người dùng càng thay lốp và dầu nhớt nhiều hơn so với lúc đầu mua xe. |
|
Phần lớn người Việt sẽ nghĩ đến việc thay lốp khi các rãnh lốp biến mất, tức tình trạng tệ nhất của lốp. Chỉ 15% số người dùng biết thay lốp ở thời điểm thích hợp. |
|
Người dùng Việt thường chọn thay nhớt ngay tại xưởng dịch vụ của hãng. Số còn lại chọn dịch vụ bên ngoài, hoặc nơi rửa xe. Trong khi đó, nơi thay lốp phổ biến là xưởng dịch vụ bên ngoài (cửa hàng nhỏ lẻ). Số còn lại đến thay tại cửa hàng dịch vụ chính hãng, hoặc các tiệm lề đường khi gặp sự cố. |
Minh Toàn/Zing