Vụ CASA 212: Thời tiết ngày càng xấu, sóng biển mạnh dần

Việc tìm kiếm đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, khu vực tìm kiếm đang có sóng cấp 4-5. Dự kiến ngày mai sóng biển tầm cấp 6, ngày kia (19-6) sóng biển sẽ mạnh hơn sẽ càng gây khó khăn cho cuộc tìm kiếm.

  • Tiếp tục cập nhật
  • 17h50

    Trao đổi với Pháp Luật TPHCM chiều ngày 17-6, ông Bùi Hoàng Tiệp, Phó giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải khu vực I (Haiphong MRCC) cho hay, hiện tại Trung tâm đang có 2 tàu tham gia cuộc tìm kiếm cứu nạn máy bay CASA 212 cùng phi hành đoàn 9 người. Trong đó tàu Sar 273 tham gia cuộc tìm kiếm từ sáng ngày 16-6 và tàu Sar 411 được lệnh xuất bến lúc 10g đêm ngày 16-6.
    Theo ông Tiệp, hiện việc tìm kiếm, cứu nạn đang được triển khai trên vùng biển rộng kéo dài từ phía Nam đảo Cô tô (Quảng Ninh) cho đến vùng biển ngang Nghệ An. Trong đó trọng điểm tìm kiếm là khu vực phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).
    Trong đó lực lượng của MRCC tham gia tìm kiếm tại khu vực phía Bắc đảo Bạch Long Vĩ, lực lượng biên phòng tìm kiếm vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ với bán kính 12 hải lý, lực lượng Cảnh sát biển tìm kiếm trọng điểm khu vực phía Tây và Nam đảo Bạch Long Vỹ.
    Tại khu vực phía Đông đường phân giới Vịnh Bắc Bộ do lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm theo đề nghị của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ngoài ra hàng nghìn tàu ngư dân của ta cũng tham gia tìm kiếm cùng với các lực lượng của chúng ta.
    “Theo tin tôi nhận được, việc tìm kiếm đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, ngoài đó đang có sóng cấp 4-5. Dự kiến ngày mai (18-6) sóng biển tầm cấp 6, ngày kia (19-6) sóng biển sẽ mạnh hơn tầm cấp 7 sẽ càng gây khó khăn cho cuộc tìm kiếm. Nếu sóng lớn như vậy chỉ có tàu chuyên dụng của lực lượng chức năng mới có thể tìm kiếm trong điều kiện thời tiết khó khăn, riêng hệ thống tàu ngư dân dự kiến sẽ phải rút”, ông Tiệp nói.
    Ông Tiệp cũng cho hay, ông vừa tham dự cuộc họp khẩn của UBND TP Hải Phòng do đích thân Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Văn Thành chủ trì: Theo đó ông Thành chỉ đạo các sở ngành liên quan và quận huyện ven biển đôn đốc đến cấp xã về phối hợp thông tin với ngư dân để cùng tìm kiếm. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố cùng Sở Tài chính có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức và cá nhân.
    Đối với các lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố phải triển khai quyết liệt tới các địa bàn đóng quân khu vực ven biển, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và lực lượng, đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ trên biển…

    16h00

    TTXVN thông tin, chiều 17/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức cuộc họp khẩn quán triệt, triển khai một số nội dung về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

    Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp.


    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong cuộc họp sáng nay chỉ đạo trực tiếp việc tìm kiếm, cứu nạn. Ảnh: TTXVN

    15h00

    Như đã đưa tin, chiếc CASA 212 gặp nạn trên vùng biển Bạch Long Vĩ, chở theo chín người, gồm: sáu sĩ quan, ba quân nhân chuyên nghiệp, trong đó có Đại tá Lê Kiêm Toàn (56 tuổi, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918).

    Thông tin trên TTO cho biết Đại tá Lê Kiêm Toàn là con trai thứ của gia đình có bốn anh em, thôn Hưng Giáo, xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội. Hiện gia đình đã chuyển về sống ở Gia Lâm.

    Theo ông Lê Đình Quảng, trưởng chi họ Lê Đình, ông Toàn là người sống có nghĩa tình, có tâm huyết với dòng họ, thường xuyên về thăm làng xóm. “Cách đây 2 tháng, anh Toàn có về thăm họ, mang theo hộp bánh biếu tôi. Tôi đang sốt ruột lắm”, ông Quảng bùi ngùi nói với TTO.

    Ông Lê Thanh Nghiêm, anh em dòng họ Lê, cho biết đại tá Toàn có hai con gái. Hiện bố mẹ ông vẫn chưa biết thông tin, chỉ vợ con nắm được tình hình.


    Vị trí máy bay CASA 212 số hiệu 8983 bị rơi. Ảnh: zing


    Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân 918 trên máy bay CASA 212. Ảnh: baomoi


    Đại tá Lê KiêmToàn trả lời phỏng vấn tại sân bay Tân Sơn Nhất sau khi tham gia công tác tìm kiếm máy bay Malaysia gặp nạn trở về.

    11h00. Danh sách những người trên máy bay CASA 212 gặp nạn:

    1. Lê Kiêm Toàn – Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn918 (Tam Hưng,Thanh Oai,Hà Nội)

    2. Nguyễn Đức Hảo – Thượng tá,Phi đội trưởng Lữ đoàn918 (Sơn Đà,Ba Vì,Hà Nội)

    3. Nguyễn Văn Chính – Thiếu tá,Chính trị viên phi đội Phi công cấp 3 Lữ đoàn918(Mỹ Hà, Bình Lục,Hà Nam)

    4. Nguyễn Ngọc Chu – Thiếu tá, phi công kiêm dẫn đường Lữ đoàn918(Thanh Hồng,Thanh Hà,Hải Dương)

    5. Lê Văn Đình – Đại úy, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn918(Hoành Bồ,Hạ Long,Quảng Ninh)

    6. Đỗ Văn Mạnh – Thượng úy Phó Đại đội trưởng kỹ thuật hàng không e 918 Bồ Sao,Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc)

    7. Lê Đức Lam – Trung úy,CN Cơ giới trên không Lữ đoàn918(Vân Hội,Ninh Giang,Hải Dương)

    8. Nguyễn Văn Thái – Trung úy,CN Nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn918(Quỳnh Giang,Quỳnh Lưu,Nghệ An)

    9. Nguyễn Bá Thế – Trung úy CN, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn918(Quỳnh Thọ,Quỳnh Phụ,Thái Bình)

    Tạm dừng tìm kiếm bằng đường hàng không

    Theo một nguồn tin từ đơn vị chức năng cho biết, do thời tiết xấu nên việc tìm kiếm máy bay CASA 212 mất tích trên vùng biển Đông bằng đường hàng không hiện phải tạm dừng do thời tiết xấu. Ngoài việc này, những biện pháp cứu hộ bằng những phương thức khác vẫn đang được tiếp tục triển khai.

    Theo thông tin từ ông Vũ Việt Hùng, GĐ trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 tại Hải Phòng: Hiện nay trung tâm đã điều 3 tàu Sar đến khu vực máy bay mất tích. Sức gió hiện nay tại khu vực tìm kiếm là cấp 4.

    Khoảng 11g Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc xong với sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn vụ máy bay CASA 212 bị rơi gần đảo Bạch Long Vĩ. “Ưu tiên số 1 là phải tìm kiếm cứu nạn người”, phó thủ tướng chỉ đạo.

    Trao đổi với Pháp luật TP HCM trưa nay, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm Tư lệnh Cảnh sát biển xác nhận, nguyên nhân vụ máy bay gặp nạn do thời tiết bất thường. Khi máy bay Casa 212 thông báo xin giảm độ cao vì nguy hiểm, trong quá trình giảm độ cao thì máy bay bị gặp nạn tại khu vực Bạch Long Vĩ. Hiện các lực lượng đang tích cực tìm kiếm.

    UBQG tìm kiếm cứu nạn thông tin, hiện các lực lượng tham gia tìm kiếm máy bay Casa-212, Su-30, 6 sĩ quan, 3 quân nhân chuyên nghiệp và phi công Khải lên đến gần 2.000 người trong đó gồm lực lượng các quân đội gần 800 cán bộ chiến sĩ và hơn 1.000 ngư dân với các phương tiện gồm 5 máy bay, trong đó có ba Mi 171, 2 EC 155 và gần 160 tàu xuồng các loại cùng tham gia tìm kiếm tại khu vực Bạch Long Vĩ.

    Nguồn tin từ CA huyện Bạch Long Vỹ cũng cho biết, sáng nay đã tìm được một số giấy tờ tùy thân, ba lô của một số đồng chí trên máy bay mất tích. Hiện đã đưa vào bờ xác minh.

     

  • 12h15icon
    manhvo3-png-3019-1466143317.jpg

    Trong số vật dụng được trục vớt có một chiếc giày.

    manhvo4-3487-1466143317.jpg

    Khung cửa sổ máy bay đã vỡ nát.

    Tàu cảnh sát biển 2008 của Bộ tư lệnh Hải quân vùng 1 đã trục vớt những mảnh vỡ của tuần thám CASA gồm mảnh thân máy bay bị vò nát có dòng chữ “Cảnh sát biển Việt Nam”, một chiếc giầy, chiếc balô đựng vật dụng cá nhân, đồ cứu hộ đi cùng phi công…

    Bốn chuyên gia kỹ thuật Quân chủng phòng không không quân đi cùng đoàn xác minh những mảnh vỡ thuộc phần nào của máy bay. Đây là cơ sở để tìm nguyên nhân chiếc CASA gặp nạn.

  • 11h45icon

    Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết ông đang trên vùng biển hiện trường nơi máy bay CASA mất liên lạc. Tuy nhiên, ông Giang chưa thông báo về tình hình của 9 sĩ quan, quân nhân trên máy bay này.

    Có mặt tại Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn máy bay CASA tại Hải Phòng, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: “Bằng mọi giá phải tìm được các thành viên trên máy bay”.

  • 11h00icon

    Theo Cảnh sát biển Việt Nam, đi trên máy bay CASA-212 có 5 người cấp úy, 4 người cấp tá. Các phi công có mặt là Lê Kiêm Toàn, đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918; Nguyễn Đức Hảo, thượng tá, Phi đội trưởng Lữ đoàn 918; Nguyễn Văn Chính, thiếu tá, Chính trị viên phi đội Phi công cấp 3 Lữ đoàn 918 và Nguyễn Ngọc Chu, thiếu tá, phi công kiêm dẫn đường Lữ đoàn 918. Còn lại các nhân viên tuần thám trên không, cơ giới trên không, kỹ thuật hàng không.

    timkiema-3389-1466138781.jpg

    Vị trí các tàu tìm kiếm CASA quanh đường phân định vịnh Bắc Bộ.

    Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam lên tàu Cảnh sát biển 4039 từ Quân cảng Vùng Cảnh sát biển 1, cơ động ra khu vực đảo Bạch Long Vĩ chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn phi công Su-30 Trần Quang Khải và tổ bay CASA 212.

    Sau khi cập mạn tàu cảnh sát biển 4039, cán bộ, chiến sĩ tàu cảnh sát biển 2008 đã chuyển lên tàu 4039 một số bộ phận của CASA 212 gồm: Mảnh khung vỏ, lốp và càng sau bên trái.

  • 10h40icon

    Trên máy bay gặp nạn có 6 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp. Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918, là cơ trưởng máy bay CASA tham gia tìm kiếm Su-30.

    Một nguồn tin cho biết, đại tá Toàn từng tham gia tìm kiếm máy bay MH 370 của Malaysia mất tích ngày 8/3/2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.

    13480494-1185479814805972-1845-4929-1791

    Vật dụng từ máy bay CASA được trục vớt. Ảnh: Thế Toàn.

  • 10h25icon

    Việc tìm kiếm cứu nạn máy bay CASA có hai khó khăn. Thứ nhất là hiện trường máy bay mất liên lạc diễn ra ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ. Thứ hai là thời điểm diễn ra vụ việc thời tiết đột ngột diễn biến xấu, một nguồn tin cho hay.

    Sở Chỉ huy tiền phương đã được thành lập, đặt tại Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân (TP Hải Phòng). Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay CASA.

    Hiện lực lượng tham gia tìm kiếm máy bay CASA gồm 1.564 người, trong đó có 764 cảnh sát biển và 800 ngư dân. Có 184 phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, trong đó có 5 máy bay của Binh đoàn 18 (gồm 3 chiếc Mi171, 2 chiếc EC 155) và 155 tàu xuồng các loại cùng hàng trăm phương tiện khác.

  • 10h15icon

    Tàu Trung Quốc phối hợp tìm kiếm

    Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trung Quốc đã cử tàu Nam Hải Cứu-101 cơ động từ Nam Hải có mặt tại hiện trường, phía Đông đường phân định, đối diện với khu vực máy bay CASA-212 gặp nạn vào lúc 5h sáng 17/6.

    Tiếp đó, 7h ngày 17/6, 2 tàu Hải cảnh số hiệu 46021 và 45102 của Trung Quốc đã có mặt tại khu vực nêu trên, để phối hợp với Cảnh sát biển và các lực lượng chức năng Việt Nam tìm kiếm.

    Trung tâm cứu nạn hàng hải đã bố trí 3 tàu SAR có trang thiết bị rất hiện đại, camera hồng ngoại giúp phát hiện, tìm kiếm các đối tượng, vật thể cả ngày và đêm, thậm chí trong thời tiết xấu.

  • 10h00icon
    13474246-1185479808139306-1580-5672-8368

    Mảnh vỡ từ chiếc CASA-212 tham gia tìm kiếm Su-30 được trục vớt sáng nay. Ảnh: Thế Toàn.

    13451189-1185479811472639-1376-4016-3240

    Vị trí tìm thấy ở vùng biển cách đảo Bạch Long Vỹ 13-15 hải lý về phía tây nam. Ảnh: Thế Toàn.

  • 9h40icon

    Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp cận và trục vớt một số mảnh vỡ của máy may CASA ở khu vực Nam Đông Nam Bạch Long Vĩ 20 hải lý, phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ 3 hải lý. Bánh lốp của máy bay cùng nhiều đồ dùng, áo phao, túi trang thiết bị phục vụ đoàn cũng được tìm thấy.

    Ngoài ra, còn một số mảnh vỡ nghi là các bộ phận của cánh máy bay đang trôi dạt trên biển, lực lượng tìm kiếm tiếp tục trục vớt.

    image002-2965-1466139590.jpg

    Bánh càng sau của máy bay CASA được trục vớt. Ảnh: Bộ Quốc phòng.

  • 8h30icon

    Máy bay CASA rơi khi hạ độ cao do thời tiết xấu

    7h sáng 17/6, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, lực lượng tìm kiếm chưa tiếp cận được vị trí máy bay rơi cũng như chưa tìm được các thành viên trong tổ bay chiếc CASA mất tích trên vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) ngày 16/6.

    “Nguyên nhân ban đầu được xác định do thời tiết diễn biến xấu bất thường nên đoàn đã xin hạ độ cao và gặp nạn”, tướng Đạm nói.

    Nguồn tin giấu tên cho biết, các tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212. Các mảnh vỡ được tìm thấy ở vùng biển cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 13-15 hải lý về phía tây nam. Tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn được lệnh thả neo để đánh dấu các vị trí trên.

    Vùng biển nơi CASA gặp nạn có độ sâu 60-70m.

  • 08h00icon
    maybaycasa.jpg

    Đại tá Lê Kiêm Toàn, lái chính máy bay CASA-212.

    Mở rộng tìm kiếm ở đường phân định vịnh Bắc Bộ

    Tối qua tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị nước này phối hợp, tạo điều kiện cho tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía đông đường phân định vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện vật thể nghi của máy bay hoặc phi công.

    Ông Vịnh cho hay trưa nay Bộ Quốc phòng sẽ thông tin chính thức về sự việc.

    may-bay-casa-roi-khi-ha-do-cao-do-thoi-tiet-xau

    Vị trí máy bay CASA mất liên lạc cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 44 hải lý.

    Chiều 16/6, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã về Hải Phòng chủ trì cuộc họp khẩn về công tác tìm kiếm, cứu hộ chiếc máy bay CASA cùng tổ bay 9 người và phi công Su-30 Trần Quang Khải. Tham gia cuộc họp có đại diện các quân chủng Phòng không không quân, Hải quân, các bộ tư lệnh Biên phòng, Cảnh sát biển, Quân khu 3, Cục cứu hộ cứu nạn và một số đơn vị Bộ Quốc phòng.

    Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn được thành lập ngay tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân đóng tại Hải Phòng.

    Huy động toàn quân tham gia cứu nạn

    Ngay khi hay tin chiếc CASA gặp nạn, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã chủ trì cuộc họp Thường vụ Quân ủy Trung ương, huy động các đơn vị liên quan trong toàn quân tham gia cứu hộ cứu nạn. Chiến dịch có sự tham gia của hơn 2.700 người cùng hàng trăm tàu thuyền, máy bay của lực lượng phòng không, hải quân, cảnh sát biển, quân khu 3, quân khu 4, chưa kể tàu thuyền của ngư dân tham gia.

    Một máy bay CASA của cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Quốc Thắng.

    Một máy bay CASA của cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Quốc Thắng.

    12h30 ngày 16/6, chiếc máy bay tuần thám CASA số hiệu 8983 bị mất liên lạc tại tọa độ 19o25’40″N-107o19’54″E, cách nam tây nam đảo Bạch Long Vỹ khoảng 44 hải lý. Máy bay chở theo 6 sĩ quan và 3 quân nhân chuyên nghiệp, do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918 lái chính.

    Máy bay gặp nạn khi đang trên đường đến nơi phát hiện vật nghi vấn là áo phao của phi công Trần Quang Khải – người mất tích trên máy bay Su-30 ngày 14/6.

    CASA-212 là dòng máy bay vận tải quân sự đa dụng thế hệ thứ tư, được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám biển, tuần tra biên giới… CASA có thể hạ độ cao xuống 100 m so với mặt biển, được trang bị các thiết bị cho tầm kiểm soát 80 km và có khả năng tìm kiếm, theo dõi mục tiêu bất kể ngày, đêm. Dưới thân máy bay được trang bị camera “mắt thần”.

    Chiếc CASA mất tích là máy bay thứ ba được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển do hãng Airbus sản xuất. Việt Nam hiện có 3 chiếc CASA-212 mang số hiệu 8981, 8982, 8983.

Theo Vnexpress, Pháp Luật TPHCM

Related Posts

Tin cập nhật