Giống như nhiều nơi trên thế giới, nhu cầu của người Việt Nam đối với thực phẩm hữu cơ đang tăng lên. Làm thế nào nông nghiệp hữu cơ đang đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng? Một cái nhìn cận cảnh về tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ tại châu Âu sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.
Logo của EU organic – chứng nhận sản phẩm hữu cơ của EU, đã ra đời bằng cả tâm huyết và là trọng tâm nỗ lực của Liên minh Châu Âu trong việc mang sản phẩm hữu cơ chất lượng đến người tiêu dùng. Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (EU organic) là chứng nhận uy tín đảm bảo các sản phẩm hữu cơ chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ và đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về cách sản xuất, chế biến, vận chuyển. Đặc biệt hơn, Liên minh Châu Âu (EU) cũng đang đẩy mạnh các hoạt động để quảng bá, chia sẻ những câu chuyện độc đáo về an toàn, chất lượng, tính xác thực và tính bền vững đằng sau các sản phẩm hữu cơ EU.
Để thúc đẩy sứ mệnh này tại Việt Nam, hội thảo báo chí “Từ Nông Trại tới Bàn Ăn: Tương lai bền vững với Nông nghiệp Hữu cơ theo tiêu chuẩn của Châu Âu” đã được tổ chức tại Khách sạn The Reverie Sài Gòn vào ngày 5 tháng 4 năm 2024, là một trong các hoạt động của chiến dịch Hữu cơ EU hợp tác với Naturland, Hiệp hội quốc tế nông dân hữu cơ tại Đức.
Tham dự họp báo, các đối tác truyền thông trong ngành du lịch và khách sạn đã được mời tham dự để tìm hiểu thêm về các sản phẩm hữu cơ của Liên minh châu Âu và vai trò quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc đối phó với những thách thức đáng lo ngại nhất đang đối mặt với ngành này, bao gồm mất mùa, sự tăng giá và áp lực trên chuỗi cung ứng do biến đổi khí hậu, sâu bệnh, các bệnh thực vật, được chia sẻ bởi diễn giả ông Albin Deforges, Đại diện Naturland tại Việt Nam và Mr. Trí Phan – Influencer.
Tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt của Liên minh EU, Naturland – Tổ chức nông dân hữu cơ ở Đức, duy trì các nguyên tắc toàn diện về canh tác bền vững, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ con người và môi trường, cũng như ưu tiên chất lượng. Chứng nhận hữu cơ của Naturland được tin cậy trên toàn thế giới với khả năng truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tính minh bạch và mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Vai trò của European Organic về tương lai bền vững
Chứng nhận hữu cơ EU cam kết toàn diện về thực hành canh tác bền vững. Các quy định nghiệm ngặt bao gồm cấm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nguy hiểm, thay vào đó lựa chọn các phương pháp tự nhiên để duy trì độ phì nhiêu của đất và kiểm soát sâu bệnh và thúc đẩy phúc lợi động vật. Canh tác hữu cơ nghiêm cấm việc sử dụng hormone để thúc đẩy tăng trưởng hoặc kiểm soát sinh sản, đảm bảo sức khỏe của động vật và duy trì tính toàn vẹn của hữu cơ. Thuốc kháng sinh được sử dụng tối thiểu và chỉ sử dụng khi cần thiết cho sức khỏe động vật, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các biện pháp can thiệp bằng dược phẩm.
Các cơ quan kiểm soát từ bên thứ ba tiến hành kiểm tra hàng năm để đảm bảo chất lượng và sự tuân thủ nghiệm ngặt trong việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ, mang đến cho người tiêu dùng niềm tin vào chất lượng của sản phẩm hữu cơ. Nông dân hữu cơ cũng được khuyến khích thực hành luân canh cây trồng, một kỹ thuật nông nghiệp bền vững giúp ngăn ngừa bệnh tật trong đất, giảm thiểu sự xâm nhập của sâu bệnh và duy trì sức khỏe của đất. Hơn nữa, khả năng truy xuất nguồn gốc được đảm bảo xuyên suốt chuỗi cung ứng, cho phép người tiêu dùng theo dõi nguồn gốc và quá trình sản xuất của các sản phẩm hữu cơ từ việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi cho đến chế biến thành phẩm một cách minh bạch và có trách nhiệm.
Nỗ lực chung của Liên minh Châu Âu và Naturland nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về nông nghiệp hữu cơ diễn ra vào thời điểm người tiêu dùng ở Việt Nam đang chú ý nhiều hơn
đến các vấn đề về khí hậu và tính bền vững, bao gồm nguồn gốc và tập quán canh tác được sử dụng để sản xuất thực phẩm với lựa chọn an toàn chất lượng.
Cuộc khủng hoảng khí hậu đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về thời tiết, dẫn đến gia tăng hạn hán, lũ lụt và nhiệt độ trái mùa. Những diễn biến thời tiết cực đoan này đã ảnh hưởng đáng kể đến an ninh lương thực trên toàn thế giới, dẫn đến mất mùa và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ông Albin Deforges, Đại diện Naturland tại Việt Nam cho biết: “Giữa những thách thức do khủng hoảng khí hậu đặt ra, nông nghiệp hữu cơ mang đến tia hy vọng. Bằng cách canh tác phù hợp với các quy tắc hữu cơ của EU, chúng tôi có thể giúp nông nghiệp thích ứng với khí hậu tốt hơn. EU cũng đang dẫn đầu về nguyên tắc hữu cơ, ví dụ điển hình là hệ thống nông lâm kết hợp mà Naturland áp dụng trong sản xuất cà phê và ca cao.”
Nông lâm kết hợp mang lại lợi ịch cho tất cả mọi người
Khái niệm Nông lâm kết hợp của Naturland dựa trên các cộng đồng thực vật xuất hiện tự nhiên nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sản xuất hiện đại và các hệ sinh thái địa phương cụ thể. Theo tiêu chuẩn của Naturland, nông lâm kết hợp có nghĩa là cây trồng chính – như cà phê hoặc ca cao – được trồng cùng với hỗn hợp ít nhất 12 loại cây bóng mát khác nhau.
Những cây che bóng được trồng xen kẽ với cây trồng chính được lựa chọn cẩn thận để phù hợp với môi trường địa phương và nhu cầu của người nông dân. Dù là chuối, dừa hay tiêu, những loại cây này đều cung cấp cây trồng thứ cấp có thể bán trên thị trường địa phương, hoặc ở gia đình nông dân vẫn đang có hoặc đang dùng làm củi. Bằng cách này, người nông dân không chỉ cần dựa vào một loại cây trồng và cộng đồng địa phương được tiếp cận với các sản phẩm hữu cơ, bổ dưỡng.
Theo thời gian, những cây bóng mát tạo thành tán cây rậm rạp giống như rừng để bảo vệ cây trồng khỏi mưa lớn cũng như nắng gắt. Hệ thống rễ của cây giữ đất và chống xói mòn, trong khi lá rụng có tác dụng như lớp phủ, bảo vệ đất và tăng độ phì cho đất. Do một hệ thống nông lâm kết hợp phát triển tốt bao gồm nhiều giống cây trồng bản địa nên hệ thống này cũng thu hút các loài chim bản địa và côn trùng có ích giúp thụ phấn và kiểm soát sâu bệnh. Tất cả những điều này mang lại lợi ích cho nông dân bằng cách giúp trang trại có khả năng chống chịu trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu.
Nông lâm kết hợp không chỉ mang lại lợi ích đa dạng sinh học, nông dân địa phương mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cà phê, nhà chế biến và nhà bán lẻ ở châu Âu cũng tin tưởng vào hương vị và chất lượng cao của các sản phẩm từ hệ thống nông nghiệp rừng này Hệ thống nông lâm kết hợp thúc đẩy hệ sinh thái tự nhiên giúp giảm nguy cơ mất mùa, giúp bảo đảm sản lượng, nguồn cung và cuối cùng là giá cả ổn định hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể tiếp tục thưởng thức cà phê hoặc sô cô la buổi sáng với sự yên tâm hơn.
Hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu Âu ở Việt Nam
Người tiêu dùng Việt Nam đã quen thuộc hơn với thực phẩm, đồ uống châu Âu kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam có hiệu lực vào năm 2020, nhưng ngày nay cũng ngày càng quan tâm đến các lựa chọn hữu cơ.
Trí Phan – Influencer là một trong những ví dụ điển hình về người tiêu dùng quan tâm sử dụng sản phẩm hữu cơ EU. Trí Phan phát biểu tại sự kiện về hành trình khám phá những lợi ích của việc lựa chọn sản phẩm hữu cơ EU của chính mình: “Sau khi tốt nghiệp, tôi lần đầu tiên thử mua và sử dụng phẩm hữu cơ. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến sức khỏe của mình vào thời điểm đó và nhận thấy rằng chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm hữu cơ EU giúp cải thiện dinh dưỡng và hương vị cũng như hỗ trợ và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững”
Sản phẩm hữu cơ của EU ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của nông dân và bảo vệ môi trường cũng như phúc lợi động vật. Đối với người tiêu dùng ở Việt Nam như Trí, đây là một lựa chọn hấp dẫn có thể mang lại lợi ích cho cả cá nhân và rái Đất.
Trí Phan nói thêm: “Sau bảy năm tự nấu ăn, tôi quyết định bắt đầu chia sẻ công thức nấu ăn của mình với người khác và thật thú vị khi chứng kiến ngày càng nhiều người Việt Nam có quan tâm tới ăn uống lành mạnh và lựa chọn những sản phẩm có thể đóng góp cho một tương lai bền vững. Đối với tôi, sản phẩm hữu cơ của EU là sự lựa chọn hoàn hảo cho lối sống lành mạnh hơn và có ý thức bảo vệ hành tinh.”
Ông Albin Deforges chia sẻ: “Là người tiêu dùng, chúng tôi có quyền tác động đến sự thay đổi tích cực thông qua các quyết định mua hàng hàng ngày của mình. Bằng cách liên tục phấn đấu cải tiến các phương pháp canh tác nhằm bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, nhân giống các giống cây trồng thích ứng với khí hậu mà không có GMO và tăng cường độ phì nhiêu của đất, các sản phẩm hữu cơ của EU mang lại mức chất lượng khiến cho quyết định này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết”.
Về Naturland
Được thành lập vào năm 1982, Naturland là tiên phong trong việc thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ và thực hành nông nghiệp bền vững trên toàn thế giới. Mạng lưới của Naturland ngày nay bao gồm 116.000 nông dân hữu cơ trên hơn 60 quốc gia, trong đó có 4.800 nông dân Naturland ở Đức và 1.400 đối tác tham gia chế biến và kinh doanh sản phẩm.
Quế Châu / Thị Trường Giao Dịch