VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Nhiều cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp là do “chảnh”?

Thứ Năm, 07/01/2016 - 10:27

Một số bạn trẻ mới ra trường nhưng lại đòi hỏi mức lương quá cao so với kinh nghiệm và năng lực thực tế. Thậm chí, có bạn “chưa làm lính đã tính làm quan”, chỉ muốn làm quản lý chứ không chấp nhận làm nhân viên.

334viec-lam-them-tphcm

Bằng cấp càng cao, thất nghiệp càng nhiều
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động mới được công bố, quý 3/2015, cả nước có 1.128.700 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó có 225.500 người có trình độ từ đại học trở lên.

So với quý 2/2015, tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi lao động đã giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người có bằng đại học, thạc sỹ lại có xu hướng tăng lên.

Nếu so với quý 1/2014, số người có trình độ đại học trở lên không có việc làm đã tăng gần 40%. Trước thực trạng này, không ít lý do đã được các chuyên gia về kinh tế, giáo dục, việc làm đưa ra và phân tích.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như chênh lệch về cung cầu, chất lượng đào tạo chưa cao, các công ty thường tuyển dụng những người có kinh nghiệm… một nguyên nhân khác được đề cập đến trong thời gian gần đây là tâm lý ‘kén cá chọn canh’ của không ít các tân cử nhân, thạc sỹ.

Một số bạn trẻ mới ra trường nhưng lại đòi hỏi mức lương quá cao so với kinh nghiệm và năng lực thực tế. Thậm chí, có bạn “chưa làm lính đã tính làm quan”, chỉ muốn làm quản lý chứ không chấp nhận làm nhân viên.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Nguyễn Bá Ngọc – Chủ tịch công ty NBN Media viết: “Trải qua vô số cuộc phỏng vấn tuyển dụng và trao đổi với các bạn đang là chủ doanh nghiệp, mình rất ngạc nhiên khi thấy ‘một bộ phận không nhỏ’ những bạn trẻ non cả về kiến thức lẫn non nghề, con nhà nghèo, gánh nặng gia đình đang đè nặng trên đôi vai mỏi mòn của cha mẹ song lại cực ‘chảnh’ và ảo tưởng nặng về bản thân khi đi xin việc – thể hiện qua việc luôn nói cái này cái kia mình ‘thích hay không thích’.

Các bạn luôn mong muốn phải được ngồi vào những vị trí trọng vọng nhất; bất chấp nó không phù hợp với năng lực bản thân. Thí dụ như quản lý nhóm 3 người không xong nhưng lại chỉ muốn làm giám đốc kinh doanh, lập kế hoạch cho một việc chưa được nhưng lại muốn thêm chữ senior vào trước chức danh… Khi bị yêu cầu đi tuần tự, đảm nhận đúng năng lực, các bạn liền giãy nẩy, và lấy cớ thích hay không thích, các bạn sẽ sẵn sàng nghỉ việc dù trong túi không đủ tiền trả 2 ly cafe.”

Đồng quan điểm với ông Ngọc, một nhà tuyển dụng khác tại Hà Nội cho rằng: “Một số bạn trẻ thất nghiệp là do tâm lý ‘kén cá chọn canh’. Các bạn nghĩ mình có bằng thạc sỹ, tốt nghiệp từ Đại học thuộc Top đầu thì phải tìm được một công việc ‘danh giá’ tại một công ty lớn cùng mức thu nhập tương xứng. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp, bằng cấp chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố họ xem xét khi tuyển dụng”.

Nên chờ đợi công việc như ý hay chấp nhận đi từ thấp đến cao?
Bất kỳ ai sau khi ra trường đều mong muốn tìm được một công việc tốt, lương cao, phù hợp với sở thích và chuyên môn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn đó.

Theo thầy Ngô Xuân Hiếu, trưởng phòng Công tác sinh viên, Đại học Hà Nội, thay vì cứ thất nghiệp và chờ đợi một công việc đúng với nguyện vọng của mình, các tân cử nhân nên chấp nhận đi từ thấp đến cao.

“Cứ có việc làm đã, rồi từ đó ta sẽ tìm hiểu và thay đổi quan điểm với công việc. Cuối cùng là việc tìm người, hay nói cách khác, việc làm đôi khi cũng là cái duyên.”, thầy Hiếu nói.

Giảng viên của một trường Đại học khác cũng khuyên các tân cử nhân nên “Work to learn before work to earn” (Làm việc để học trước khi làm việc để kiếm tiền). “Nhiều người lúc bắt đầu đi làm còn chấp nhận làm không lương hay thậm chí trả tiền để được làm việc vì họ mong muốn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.”

Vị giảng viên này cũng thừa nhận mặc dù sinh viên hiện nay rất năng động nhưng vẫn còn một số em chỉ biết học, chưa tận dụng hết các cơ hội mà mình có. Để tìm được những công việc tốt sau khi ra trường, các bạn sinh viên cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học, giao tiếp…

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các em sinh viên mới ra trường cần tìm được việc làm bằng mọi giá. Mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động là ‘thuận mua, vừa bán’, khi các em thấy mình được ‘trả giá’ chưa tương xứng, các em có quyền từ chối để tìm kiếm cơ hội khác.

Không ít thạc sỹ, cử nhân chấp nhận làm trái ngành, thu nhập thấp hay thậm chí đi bán trà đá, quần áo để mưu sinh. Cũng có bạn không quá nóng vội khi chưa tìm được việc làm. Họ dành thời gian để hoàn thiện CV, học thêm các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai… và sau đó lại tìm được một công việc tốt.

Tùy vào từng tình huống cụ thể, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình những cách giải quyết khác nhau. Điều quan trọng là các bạn cần nhận thức rõ bản thân mình đang ở đâu, đứng ở vị trí nào. Hãy tự tin những đừng quá ‘ảo tưởng’ về năng lực của mình. Ngoài kiến thức từ sách vở, nên tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế cuộc sống. Và hãy luôn nhớ rằng “Đừng chờ cơ hội đến mà hãy tự tạo ra cơ hội cho mình”.

Linh Lam
Theo Người Đồng Hành

Tags: Cử nhânThạc sĩThất nghiệp

Related Posts

De Thi Phan Hoa Manh Bo Giao1 Duc Va Dao Tao Noi Gi Ve Diem So Va Tuyen Sinh 3
Giáo dục

Đề thi phân hóa mạnh, Bộ Giao1 dục và Đào tạo nói gì về điểm số và tuyển sinh?

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Hon 11 Trieu Si Tu San Sang Ca He Thong Cung Vao Cuoc 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 1,1 triệu sĩ tử sẵn sàng, cả hệ thống cùng vào cuộc

Bo Truong Nguyen Kim Son Coi Thi Dung Quy Che Xu Ly Nghiem Khong Du Di 5
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Coi thi đúng quy chế, xử lý nghiêm, không du di

8e19985b 7a3f 41db B170 Eb74905bffcd 5
Giáo dục

Trúc Thy chia sẻ và huấn luyện cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh trường UEF

Oun03269 (2)
Giáo dục

Hàng trăm học sinh, sinh viên tham gia giải chạy vì môi trường tại trường Đại học Mở TP.HCM

093251 Ha Noi Cong Bo Diem Thi Vao Lop 10 Thpt Nam 2023 2
Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo, hỗ trợ toàn diện cho thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thu Tuong Tao Thuan Loi Nhat Cho Moi Thi Sinh To Chuc Ky Thi Thpt Thuc Su La Ngay Hoi 7
Giáo dục

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất cho mỗi thí sinh, tổ chức kỳ thi THPT thực sự là ‘ngày hội’

Bo Truong Bo Giao Duc Va Dao Tao Giai Trinh Ve Chinh Sach Mien Ho Tro Hoc Phi 3
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình về chính sách miễn, hỗ trợ học phí

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Tranh Nham Lan Khi To Chuc Thi 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tránh nhầm lẫn khi tổ chức thi

Tin cập nhật

De Xuat Phuong An Thu Phi 13 Tuyen Cao Toc Hoan Thanh Trong Nam 2025 1
Kinh doanh

Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025

Phat Tu 4 Doi Tuong Lua Dua Nguoi Sang Campuchia Trai Phep 1
Đời sống

Phạt tù 4 đối tượng lừa đưa người sang Campuchia trái phép

Unnamed (3)
Du lịch

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của Singapore dọc theo các tuyến xe buýt

Unnamed 1
Làm đẹp

Versace Bright Crystal – Biểu tượng của sự quyến rũ, thuần khiết và tỏa sáng

Danh Sach Cac Bi Thu Tinh Uy Thanh Uy Cac Tinh Thanh Pho Moi Sau Sap Nhap 1
Đời sống

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Sap Nhap Tinh Sap Xep Xa Tu Ngay 1 7 Doanh Nghiep Lam Sao De Xuat Hoa Don 1
Kinh doanh

Sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã: Từ ngày 1/7, doanh nghiệp làm sao để xuất hoá đơn?

Bat Nu Quai Co 7 Tien An Lua Dao Chiem Doat Tai San 1
Đời sống

Bắt nữ quái có 7 tiền án, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Le Cong Bo Nghi Quyet Thanh Lap Tp Da Nang Chi Dinh Nhan Su Chu Chot 4
Đời sống

Lễ công bố nghị quyết thành lập TP. Đà Nẵng, chỉ định nhân sự chủ chốt

Sap Xep Cong Chuc Cap Xa Moi Khong Can Lam Lai Thu Tuc Tiep Nhan Neu Du Dieu Kien 1
Đời sống

Sắp xếp công chức cấp xã (mới): Không cần làm lại thủ tục tiếp nhận nếu đủ điều kiện

Cong Bo Danh Sach Chu Tich 23 Tinh Thanh Moi Sau Sap Nhap 1
Đời sống

Công bố danh sách Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily