VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
  • Home
  • Xã hội
  • Quốc tế
    • Hồ sơ
    • Tin tức
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường
    • Lịch thi đấu
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Lễ khai giảng nên đổi mới như thế nào?

Thứ Bảy, 02/09/2017 - 23:13

Từ khi Bộ GD&ĐT giao cho UBND các tỉnh quyết định kế hoạch thời gian năm học cho địa phương mình, gần như tỉnh nào cũng dạy trước 2-3 tuần rồi mới khai giảng.

Tổ chức khai giảng như thế sẽ giảm đi ý nghĩa đáng kể, chỉ còn chủ yếu là thủ tục hình thức. Nhận diện đầu tiên là nó sai nghĩa của từ “khai giảng” (mở đầu cho một năm học) trong tiếng Việt, làm cho giáo viên và nhất là những học trò cảm thấy từ “khai giảng” chỉ còn là cái vỏ âm thanh mà thôi.

Điều đáng nói là ngày nay, học sinh không còn được nghỉ trọn vẹn ba tháng hè lý thú bổ ích nữa. Ngày hè của các em bị cắt xén không thương tiếc để học thêm, học trước cả tháng thì làm sao lễ khai giảng khơi gợi được tâm trạng  háo hức, hân hoan, cảm giác mới mẻ, tinh khôi của ngày đầu tiên bước vào năm học mới nữa.

Le khai giang nen doi moi nhu the nao? hinh anh 1
Lễ khai giảng năm học mới nên diễn ra như thế nào?

Cũng vì vậy mà nhiều năm qua, các trường phổ thông đã quen sống chung với một nghịch lý. Từ cán bộ quản lý đến giáo viên, ai cũng biết, cũng chung suy nghĩ: tổ chức lễ khai giảng như thế không tạo được cảm xúc thật cho giáo viên và học sinh nhưng vẫn phải làm.

Làm theo một thói quen, một công việc định sẵn không cần tính đến giá trị thực của nó. Thế là cái công việc quan trọng đầu tiên của mỗi năm học lẽ ra thiêng liêng và ngập tràn cảm xúc thì nó trở nên khô cứng, nhàm chán.

Biết thế nhưng không phải hiệu trưởng nào cách tân được vì các nhà trường phải thực hiện đúng quy định về thời gian năm học về lễ khai giảng của ngành. Đã đến lúc “học trước, khai giảng sau” cần được Bộ GD&ĐT điều chỉnh hợp lý, các nhà trường thì chấm dứt việc tập trung học sinh để học trong hè.

Không ai phủ nhận lễ khai giảng rất cần cho một năm học nhưng cũng rất cần sự  đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung.

Sự thay đổi trước hết là quay trở về giá trị nguyên bản của nó: ngày khai trường là ngày đầu tiên học sinh tới trường.

Và chương trình khai giảng truyền thống cần được lược bớt đi rất nhiều. Không chỉ học sinh mà  giáo viên cũng vậy.

Không ai muốn buổi  lễ hàm chứa một không gian, một chương trình có tính khuôn mẫu hành chính: bài diễn văn lê thê của hiệu trưởng liệt kê thành tích năm học đã qua, định hướng nhiệm vụ năm học sắp tới; ý kiến chỉ đạo dài dòng của đại biểu cấp trên; phát biểu chung chung của thường trực cha mẹ học sinh; rồi cảm tưởng (hay quyết tâm thư) của đại diện giáo viên, học sinh…

Trong khi đó, học sinh phải ngồi phơi nắng hàng giờ để “không nghe gì”.

Điều quan trọng nhất là thay đổi quan niệm: học sinh là trung tâm của lễ khai giảng. Các nhà trường cần tìm hiểu tâm lý học sinh thích khai giảng như thế nào; cần tổ chức hình thức khai giảng ra sao để lưu lại trong kí ức các em niềm hân hoan, kỷ niệm nhẹ nhàng mà lắng đọng.

Ý tưởng của chúng tôi, những người từng trực tiếp quản lý trường học là: ngày khai giảng vẫn trang trí cờ hoa, băng rôn, bóng bay rực rỡ sân trường để tạo không khí tươi vui;  vẫn có phông màn và macket cho buổi lễ được trang trọng.

Lễ khai giảng không nhất thiết mời đại biểu. Giáo viên không ngồi tách riêng trên lễ đài mà hòa chung với học sinh trên sân trường.

Chương trình buổi lễ có thể:

– Phần hội: vài ba tiết mục văn nghệ chào mừng (hoặc vài ba trò chơi dân gian sinh động).

– Phần lễ: chào cờ và hát quốc ca (cấp tiểu học và trung học cơ sở hát thêm đội ca); hiệu trưởng lên bục trịnh trọng tuyên bố “Khai giảng năm học mới…” và gửi lời chúc tốt đẹp tới học sinh và giáo viên; mời một giáo viên giỏi hoặc một học sinh giỏi lên đánh trống khai trường; thư ký hội đồng nhà trường thông báo giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp; giáo viên chủ nhiệm dẫn học sinh vào lớp.

Và bài học đầu tiên của năm học mới chính thức bắt đầu.

Đây chỉ là ý tưởng ở góc nhìn cá nhân. Ngày khai trường đã sắp đến. Hy vọng các nhà trường có những đổi mới để các em học sinh bước vào năm học mới nhẹ nhàng, vui tươi và lý thú.

Nguyễn Việt Hòa / Tiền Phong

Related Posts

Nvm 1073 2 1
Giáo dục

Thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật bậc THPT khi triển khai chương trình GDPT mới

6 1
Giáo dục

“Đấu trường” quốc gia EOV 2022: “Tiếp sức” cho lớp trẻ hội nhập trong kỷ nguyên 4.0

Luu Ban Nhap Tu Dong 5 1
Giáo dục

Đại học công lập ‘giàu’ lên nhờ tự chủ, lương giảng viên 400 triệu đồng mỗi năm

Luu Ban Nhap Tu Dong 80 1
Giáo dục

Điểm chuẩn khối C và các ngành Khoa học xã hội có thể tăng mạnh

Luu Ban Nhap Tu Dong 331 1
Giáo dục

‘Siết’ việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

Mot So Truong Dai Hoc Yeu Cau Thi Sinh Xac Nhan Nhap Hoc Som Trai Quy Dinh 2
Giáo dục

Một số trường ĐH yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm trái quy định

22 3
Giáo dục

Tuyển sinh đại học 2022: Tăng xét tuyển, giảm phụ thuộc kỳ thi chung

Olympic Hóa Học 3 1 2
Giáo dục

Cả 4 học sinh Việt Nam đều đạt Huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế năm 2022

Don Doan Olympic 3547 1 2
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đón, chúc mừng đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế 2022

Load More

Tin cập nhật

Luu Ban Nhap Tu Dong 142 1
Bất động sản

Tồn kho tăng mạnh, doanh nghiệp bất động sản “hụt hơi” vì thiếu vốn

Luu Ban Nhap Tu Dong 141 1
Quốc tế

Mỹ hỗ trợ tên lửa mới giúp Ukraine phá hủy các vũ khí nguy hiểm nhất của Nga

Luu Ban Nhap Tu Dong 140 1
Kinh doanh

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trị giá hơn 58 tỷ USD đi qua những tỉnh thành nào?

Luu Ban Nhap Tu Dong 21 1
Xã hội

Tuần tới, Bắc Bộ có thể hứng mưa dông, chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại rất cao

Luu Ban Nhap Tu Dong 138 1
Pháp luật

Lời khai của nghi can sát hại bé trai 3 tuổi, cho vào tủ đông

Luu Ban Nhap Tu Dong 13 1
Kinh doanh

Bộ Chính trị xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam vào tháng 9

6190c3c7 2e74 48df 9727 444b43730722 1
Pháp luật

Cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ Phùng Anh Lê lĩnh 7 năm 6 tháng tù

Luu Ban Nhap Tu Dong 136 1
Doanh nghiệp

Kiểm toán điểm tên loạt doanh nghiệp xi măng khai thác khoáng sản vượt giấy phép

Luu Ban Nhap Tu Dong 135 1
Kinh doanh

VN-Index hướng đến mốc 1.300 điểm, yếu điểm vẫn là thanh khoản

Cover 1 1
Giải trí

Én Vàng Nghệ Sĩ 2022 – Ba cánh Én đầu tiên chắp cánh với chủ đề Tôi Đổi Mới

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh – 0905 905 911
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – Hotline: 0919 800 688
Email: banbientapvietdaily@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Xã hội
  • Quốc tế
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily