VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Nhiều đại học nghi ngờ tính chính xác của bảng xếp hạng

Thứ Sáu, 08/09/2017 - 07:00

Đánh giá cao ý tưởng của nhóm nghiên cứu khi công bố bảng xếp hạng đại học, nhưng lãnh đạo các trường cũng chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý.

Bảng xếp hạng 49 đại học Việt Nam do nhóm chuyên gia nghiên cứu độc lập công bố chiều 6/9 đã gây ra tranh luận trái chiều. Lãnh đạo nhiều trường có tên trong danh sách đã lên tiếng.

Tiêu chí và số liệu đánh giá “thiếu hợp lý”

Đánh giá cao ý tưởng của nhóm nghiên cứu, lãnh đạo một trường đại học luôn lấy điểm chuẩn đầu vào cao bậc nhất Việt Nam cho biết nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin độc lập, không liên hệ với trường đề nghị cung cấp số liệu. Vì vậy, bảng xếp hạng chưa phản ánh chính xác năng lực và hoạt động của trường.

“Tuy nhiên, kết quả này có giá trị giúp các trường nhìn nhận lại mình, trước hết là việc cập nhật số liệu thống kê mới nhất lên website của trường”, ông nói.

PGS Lê Thị Thu Thủy, Hiệu phó Đại học Ngoại thương – trường xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng – cho rằng kết quả muốn thuyết phục thì dữ liệu phải chuẩn, tiêu chí đánh giá phù hợp, mẫu nghiên cứu đủ lớn và cần có sự tham gia của trường đó. Nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo ba công khai của các trường, nhưng chưa biết số liệu đó đã được cập nhật đầy đủ hay chưa.

Về tiêu chí đánh giá, theo bà Thủy, thế giới có xếp hạng chung, xếp theo nhóm trường do mỗi nhóm có đặc thù riêng, ví dụ Ngoại thương và Y khoa khác hẳn nhau về quy mô giảng dạy, hoạt động đào tạo, nghiên cứu… Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã gộp chung các trường với nhau.

Tham dự tọa đàm, PGS.TS Tạ Hải Tùng, Giám đốc Trung tâm Navis, Đại học Bách khoa Hà Nội, bày tỏ lo ngại về chất lượng dữ liệu nhà nghiên cứu sử dụng. Bách khoa có khoảng 2.300 cán bộ, bao gồm 700 người phục vụ thí nghiệm, trong khi tiêu chí năng suất nghiên cứu (chiếm 10% đánh giá xếp hạng) được tính theo số bài báo ISI trên mỗi giảng viên. Điều này dẫn đến kết quả thiếu hợp lý.

bang-xep-hang-49-dai-hoc-chi-co-tinh-tham-khao

PGS.TS Tạ Hải Tùng (Đại học Bách khoa) cho rằng cần công bố dữ liệu công khai. Ảnh: Thùy Linh

Theo TS Tùng, việc đếm số bài báo ISI của các trường cần cẩn trọng và nên tham khảo thông tin từ trường, bởi việc dùng tên quốc tế của trường cũng như khi tác giả viết bài dùng tên đại học lớn hay đại học con vẫn chưa thống nhất. Ngoài ra còn hiện tượng trùng tên giữa các trường đại học, ví dụ Đại học Bách khoa là Hanoi University of Science and Technology, nhưng có một trường nữa là University of Science and Technology of Hanoi – Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp).

Điểm thứ hai, TS Tùng không đồng ý với kết quả đánh giá theo thước đo cơ sở vật chất và quản trị. Trong bảng xếp hạng theo tiêu chí này, Bách khoa Hà Nội thậm chí không nằm trong top 20, trong khi khuôn viên và thư viện của trường “chắc chắn thuộc top đầu miền Bắc”.

Nhiều nhà quản lý giáo dục cũng cho rằng việc nhóm nghiên cứu chỉ xếp hạng 49 trong tổng số hơn 300 trường đại học ở Việt Nam cho thấy mức độ tin cậy không cao, không thể xem là “đem lại tiếng nói độc lập, trung thực về bức tranh tổng thể của đại học Việt Nam hiện nay” như nhóm tuyên bố.

Bảng xếp hạng chỉ mang tính tham khảo

Xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, cho rằng kết quả chỉ mang tính tham khảo, mức độ chính xác tương đối bởi chỉ do một nhóm thực hiện, dựa trên một số tiêu chí.

Theo ông Dũng, việc so sánh giữa một trường đại học với các đại học quốc gia, đại học vùng trong bảng xếp hạng là không công bằng vì sẽ có chênh lệch về số lượng báo cáo quốc tế. “Không thể so sánh một trường đại học riêng lẻ có 800 cán bộ, giảng viên với một đại học quốc gia 5.000 giảng viên được”, ông nói.

Ngoài ra, việc so sánh giữa các trường đại học phải theo phân tầng là nghiên cứu hay công nghệ để tránh khập khiễng. Ví dụ, Đại học Sư phạm kỹ thuật định hướng công nghệ, tập trung đào tạo kỹ sư đáp ứng nhu cầu xã hội, nên việc nghiên cứu khoa học chỉ ở mức độ vừa phải.

Hiệu trưởng này đề xuất nhóm nghiên cứu đưa thêm tiêu chí đổi mới sáng tạo, mô hình quản lý vào bởi sức ỳ của các đại học hiện nay rất lớn, bộ máy nhiều trường còn cồng kềnh. Việc đánh giá xếp hạng đại học cũng cần xem xét những tiêu chí thực tế, thiết thực như tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường, đánh giá của doanh nghiệp và xã hội với chất lượng đại học đó.

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia TP HCM) khẳng định xếp hạng chủ yếu căn cứ vào hệ thống chỉ số, không phản ánh hết chất lượng toàn diện của một đại học. Bảng xếp hạng vừa qua là kênh tham khảo, bên cạnh nhiều thông tin khác.

“Tôi hy vọng sẽ có các đợt đánh giá kỹ lưỡng hơn, sâu sắc hơn, thực chất hơn về các khía cạnh khác nhau của trường đại học”, ông Nghĩa chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu gặp khó khi thu thập số liệu

Nhóm nghiên cứu bao gồm sáu chuyên gia Việt Nam đến từ các tổ chức trong và ngoài nước xác định ba thước đo xếp hạng bao gồm nghiên cứu khoa học (40%), giáo dục và đào tạo (40%), cơ sở vật chất và quản trị (20%). Trong đó, mỗi thước đo được chia nhỏ thành nhiều tiêu chí cụ thể.

Về số liệu, nhóm nghiên cứu khẳng định lấy từ website của mỗi trường, theo báo cáo ba công khai, đồng thời sử dụng phương pháp của Ngân hàng Thế giới, mỗi lần lấy số liệu thì chụp ảnh màn hình để đánh dấu thời điểm thu thập. Nếu số liệu đó không được cập nhật thì “đó là lỗi của trường”. Mặt khác, nhóm đã gửi công văn cho các trường nhằm đề nghị xác minh số liệu, nhưng chỉ một số ít phản hồi.

Trước câu hỏi tại sao không lấy tiêu chí số sinh viên ra trường có việc làm, nhóm nghiên cứu cho hay chỉ 15 trên 100 trường cung cấp thông tin này, do đó việc đo lường tổng thể là bất khả thi. “Việc kiểm chứng số liệu rất khó. Hơn nữa, sinh viên ra trường làm gì mới quan trọng, nếu chạy xe ôm cũng là có việc thì rất khó để đánh giá”, TS Giáp Văn Dương, thành viên nhóm nghiên cứu nói.

Theo TS Dương, khi thực hiện, nhóm nghiên cứu từng “giật mình” với kết quả thấp của Bách khoa, Ngoại thương, Y Hà Nội… nhưng số liệu đã nói lên tất cả. Đại học Tôn Đức Thắng thể hiện rất tốt về tiêu chí công bố khoa học (chiếm 40% đánh giá xếp hạng) nên xếp vị trí thứ hai là điều “không thể chối cãi”.

bang-xep-hang-49-dai-hoc-chi-co-tinh-tham-khao-1

TS Giáp Văn Dương, TS Lưu Quang Hưng và TS Nguyễn Ngọc Anh trả lời thắc mắc tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thùy Linh

Trả lời việc Đại học Ngoại thương có chất lượng đầu ra tốt bậc nhất nhưng chỉ xếp thứ 23, TS Nguyễn Ngọc Anh cho rằng việc sinh viên ra trường có việc làm, lương cao chỉ đánh giá được một phần chất lượng. “Nhiệm vụ của đại học là tạo ra con người và tri thức. Ngoại thương tạo ra con người rất tốt nhưng nhiệm vụ tạo ra kiến thức mới cho xã hội thì chưa được tốt lắm. Hiện trường có thêm động lực để làm việc đó thông qua bảng xếp hạng này”, ông nói.

Nhóm thừa nhận điểm bất hợp lý trong đánh giá cơ sở vật chất của Đại học Bách khoa và sẽ xem xét lại. Xét tiêu chí này, nhiều trường khai báo hàng trăm hecta diện tích theo quy hoạch, dù cơ sở chưa hoàn thiện.

Chủ biên báo cáo xếp hạng, TS Lưu Quang Hưng (Melbourne, Australia) cho rằng mỗi bảng xếp hạng xây dựng bộ tiêu chí riêng nên tạo ra kết quả không giống nhau. Đó cũng là lý do không nên nhìn vào chỉ một bảng xếp hạng để đánh giá các trường đại học. Nhóm hy vọng thời gian tới, Việt Nam sẽ có nhiều bảng xếp hạng hơn nữa để cung cấp góc nhìn đa chiều hơn.

Bảng xếp hạng 49 đại học Việt Nam
Theo bảng xếp hạng mới công bố của nhóm nghiên cứu độc lập, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng thứ nhất Việt Nam.

Nhóm phóng viên/VNexpress

Related Posts

Pho Diem Ky Thi Tot Nghiep Thpt Nam 2025 Toan Gay Bat Ngo 11
Giáo dục

Phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Toán gây bất ngờ

Truong Dai Hoc Vinh Ky Luat Canh Cao 2 Can Bo Bi To Ga Gam Nu Sinh 1
Giáo dục

Trường Đại học Vinh kỷ luật cảnh cáo 2 cán bộ bị tố “gạ gẫm” nữ sinh

Tphcm De Xuat Cam Hoc Sinh Dung Dien Thoai O Truong 1
Giáo dục

TPHCM đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại ở trường

Z66795646273092c4f9d5f62aeee5458f2fff342e211d7 17515105402371015509484 90 0 1162 2048 Crop 17515108073401009530598 1
Giáo dục

Hà Nội công bố điểm chuẩn lớp 10, cao nhất Trường THPT Kim Liên

De Thi Phan Hoa Manh Bo Giao1 Duc Va Dao Tao Noi Gi Ve Diem So Va Tuyen Sinh 3
Giáo dục

Đề thi phân hóa mạnh, Bộ Giao1 dục và Đào tạo nói gì về điểm số và tuyển sinh?

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Hon 11 Trieu Si Tu San Sang Ca He Thong Cung Vao Cuoc 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 1,1 triệu sĩ tử sẵn sàng, cả hệ thống cùng vào cuộc

Bo Truong Nguyen Kim Son Coi Thi Dung Quy Che Xu Ly Nghiem Khong Du Di 5
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Coi thi đúng quy chế, xử lý nghiêm, không du di

8e19985b 7a3f 41db B170 Eb74905bffcd 5
Giáo dục

Trúc Thy chia sẻ và huấn luyện cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh trường UEF

Oun03269 (2)
Giáo dục

Hàng trăm học sinh, sinh viên tham gia giải chạy vì môi trường tại trường Đại học Mở TP.HCM

Tin cập nhật

Tp Hcm Len Lo Trinh Tung Buoc Chuyen Doi Xe Xang Sang Xe Dien 1
Đời sống

TP. HCM lên lộ trình từng bước chuyển đổi xe xăng sang xe điện

Cam Xe May Xang Ha Noi Chi Tien Mat Cho Dan Mua Xe Dien 2
Xe

Cấm xe máy xăng: Hà Nội chi tiền mặt cho dân mua xe điện?

Tong Thong Trump Thoa Thuan Thuong Mai Voi Viet Nam Dang Duoc Thiet Lap Kha Tot 1
Kinh doanh

Tổng thống Trump: ‘Thoả thuận thương mại với Việt Nam đang được thiết lập khá tốt’

Unnamed 1 7 1
Du lịch

Agoda tiết lộ du khách Ba Lan, Thụy Sĩ và Cộng hoà Séc ngày càng quan tâm đến Việt Nam

1314 Deonc (1) (1)
Truyền hình

Họp báo phim “1314 – Đợi Em Ở Ngày Cũ”: Midu hóa nữ sinh, dàn sao Việt hội ngộ

Bo Cong An Tiep Nhan Quyen Dai Dien Von Nha Nuoc Tai Fpt Telecom Tu Scic 1
Kinh doanh

Bộ Công an tiếp nhận quyền đại diện vốn Nhà nước tại FPT Telecom từ SCIC

Vn Index Hoi Phuc Manh Me Tang Gan 15 Diem 3
Kinh doanh

VN-Index hồi phục mạnh mẽ, tăng gần 15 điểm

Poster Copy (1)
Giải trí

Tình Bolero Nghệ Sĩ 2025 chính thức trở lại với dàn thí sinh cực hot

Hà Nội Ảnh 2
Du lịch

Khám phá Hà Nội dịp lễ Quốc khánh: Booking.com gợi ý những trải nghiệm phù hợp

Nguoi Choi Vietlott Khong Tin Trung Tien Ty Cho Den Khi Tien Thuong Vao Tai Khoan 2
Kinh doanh

Người chơi Vietlott không tin trúng tiền tỷ cho đến khi tiền thưởng vào tài khoản

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily