Viết CV ứng tuyển đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức mới có thể tạo ra một bản hồ sơ xin việc hoàn chỉnh và ưng ý, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một trong số những lưu ý mà VietCV.io muốn nhắc đến là không nên đề cập đến những điều sai sự thật nếu không muốn nhận ngay “điểm trừ” cùng những hậu quả sau đó. Dưới đây là 5 lí do.
Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể kiểm tra, phát giác ra sự thật
Hiện nay có khá nhiều cách để nhà tuyển dụng có thể kiểm chứng thông tin bạn đưa ra từ việc hỏi thăm người tham khảo đến quan sát cách bạn làm việc trong thực tế. Do đó, nếu bạn cố tình nói sai sự thật khi tạo CV online đơn giản thì rất dễ bị phát giác. Chắc chắn bạn sẽ phải nói lời tạm biệt ngay lập tức sau khi họ biết được sự thật. Chưa kể đến mức độ nghiêm trọng trong lời nói dối của bạn, nếu thực sự nó gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì hồ sơ của bạn có thể sẽ bị đưa vào “danh sách đen” trong toàn ngành và bạn khả năng cao sẽ không thể tìm được việc mới.
Gặp phải khó khăn khi trả lời phỏng vấn
Việc không trung thực trong hồ sơ xin việc chắc chắn sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình trả lời phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phần lớn đều dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp trong CV và phát triển theo hướng đó khi họ muốn biết nhiều hơn về bạn. Lúc này chắc hẳn ứng viên sẽ cảm thấy lúng túng vì không biết trả lời thế nào với những câu hỏi đó. Ví dụ, bạn đề cập rằng mình đã từng thực tập ở công ty đa quốc gia A, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi về những trải nghiệm ở đó hoặc họ muốn xem một số hình ảnh chứng minh cho những cho điều đó. Bạn sẽ rơi vào tình huống vô cùng khó xử khi không biết phản ứng như thế nào về những điều không có thật như vậy.
Tâm lý sợ hãi, lo lắng sẽ bị phát hiện
Không nói sự thật sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng trong suốt buổi phỏng vấn vì sợ bị phát hiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý làm cho bạn khó giữ được sự bình tĩnh cần thiết cho buổi phỏng vấn mà còn có khi lại để lộ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang che giấu điều gì đó. Hoặc kể cả khi đã vượt qua vòng phỏng vấn và được nhận việc công việc, bạn luôn có nguy cơ sẽ bị phát hiện ra sự thật nếu một ngày đẹp trời nào đó nhân sự của công ty kiểm tra đột xuất. Bạn sẽ luôn luôn sống và lo lắng trong nỗi bất an, thậm chí là khả năng bị sa thải bất cứ lúc nào.
Không thể hoàn thành công việc được giao
Hãy thử tưởng tượng một ngày đồng nghiệp không có mặt và sếp gợi ý để bạn chịu trách nhiệm thực hiện hạng mục X với lý do bạn đã có kinh nghiệm trong mục đó như đã ghi trong CV ứng tuyển. Dù bạn thực sự đã nói dối về kinh nghiệm làm việc nhưng không còn cách nào khác ngoài miễn cưỡng chấp nhận. Kết quả như đã biết, bạn khó có thể hoàn thành công việc được giao và làm xấu đi hình ảnh của bản thân. Đây còn là lí do để cấp trên nghi ngờ khả năng của bạn và nguy cơ kết thúc hợp đồng hoặc sa thải là rất cao.
Nói dối sẽ trở thành thói quen tiêu cực
Lí do cuối cùng cho thấy bạn nên trung thực trong từng câu từ của CV ứng tuyển là hạn chế hình thành thói quen xấu. Nói cách khác, hậu quả nghiêm trọng nhất của việc nói dối đó là sẽ trở thành một thói quen tiêu cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có thể bạn đã trót lọt “khai gian” ở lần viết CV này và nó khiến bạn cảm thấy việc thêm chút thông tin như thế này cũng không quá nghiêm trọng, các lần tiếp theo bạn sẽ tiếp tục làm như vậy. Dần dà trở thành thói quen không tốt, làm bạn tự ảo tưởng về khả năng của bản thân trong khi thực tế không được như vậy.
Trên đây là 5 lí do bạn nên trung thực khi viết CV ứng tuyển mà CareerLink đã tổng hợp để giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. Hãy nhớ rằng chỉ cần bạn cố gắng, là chính mình thì cơ hội việc làm tốt sẽ không bao giờ quay lưng với bạn!
Pha Lê / Thị Trường Giao Dịch