VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Dịch giã kéo dài, thi tốt nghiệp THPT nhiều đợt có tạo công bằng?

Thứ Ba, 25/05/2021 - 10:46

Theo lịch của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9-7. Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang tất bật ôn thi, còn các tỉnh thành cũng đang chuẩn bị cho công tác tổ chức thi.

Học sinh lớp 12 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM ôn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ, ĐH 2021 – Ảnh: NHƯ HÙNG

Tuy nhiên, điều mà học sinh, phụ huynh và giáo viên quan tâm là các phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào trong điều kiện dịch COVID-19 trở nên phức tạp hơn?

Một đợt hay nhiều đợt?

Tại Hà Nội, nhiều học sinh mong muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 được tổ chức đúng lịch, không lùi thời gian như năm trước, vì sẽ kéo dài áp lực, mệt mỏi. Tuy nhiên, Hà Nội là địa phương đông thí sinh nhất với trên 4.200 phòng thi. Trong khi đó, thành phố này cũng đối diện với nguy cơ dịch COVID-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến kỳ thi.

Nguyễn Thùy Linh – học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) – chia sẻ: “Tôi và các bạn đều mong muốn kỳ thi diễn ra đúng lịch công bố. Vì nếu nhiều lần lùi sẽ khiến học sinh mệt mỏi. Hơn nữa tình hình năm nay không chắc chắn được khi nào dịch được kiểm soát nên sẽ bị động”. 

Thùy Linh và một số học sinh khác vẫn giữ mục tiêu tìm học bổng du học, kể cả tình hình hiện nay có thể phải tạm thời học trực tuyến. Vì thế, Linh cho rằng thi tốt nghiệp THPT sớm sẽ chủ động được kế hoạch học tập.

Còn Nguyễn Minh Huy – học sinh lớp 12 ở TP Thủ Đức, TP.HCM – bày tỏ: “Biết là bất khả kháng nhưng tôi không mong muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra theo nhiều đợt. Vì nếu chỉ thi để xét tốt nghiệp thì không sao, nhưng nhiều học sinh – trong đó có tôi – đều muốn dùng kết quả kỳ thi này để dự tuyển vào ĐH. 

Việc thi nhiều đợt mà đề thi đợt 2 dễ hơn đợt 1 là sự bất công đối với những thí sinh đã thi đợt 1. Thế nên, tôi mong muốn học sinh lớp 12 trên cả nước thi một đợt với đề thi như nhau”.

Tương tự, ông Trương Minh Đức – giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM – cho rằng việc Bộ GD-ĐT tổ chức thi tốt nghiệp THPT nhiều đợt mới nghe có vẻ rất phù hợp trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. 

“Tuy nhiên, nếu xét lại thì thấy không ổn khi nhiều thí sinh dùng kết quả kỳ thi để ứng tuyển vào ĐH, CĐ. Bởi chắc chắn mức độ khó, dễ của đề thi ở các đợt sẽ có độ chênh nhất định. Như vậy là không công bằng, khi thí sinh này làm đề dễ hơn được điểm cao và cùng ứng tuyển vào một trường ĐH với thí sinh kia làm đề khó hơn, điểm thấp hơn. 

Đó là chưa kể bối cảnh năm nay rất khác so với năm trước. Nếu như năm trước chỉ có một số ít thí sinh thuộc diện F và phải thi đợt 2 thì năm nay số thí sinh diện này rất đông, rất khó đảm bảo sự công bằng giữa thí sinh thi đợt 1 và đợt 2, 3″ – ông Trương Minh Đức nói.

Nên để địa phương tổ chức thi và xét tốt nghiệp

Đây là năm thứ hai dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát vào thời điểm sắp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một số hiệu trưởng trường THPT ở Hà Nội cho rằng phương án tốt nhất tổ chức kỳ thi trong tình huống hiện nay là để các địa phương tự tổ chức kỳ thi và xét tốt nghiệp THPT cho học sinh ở địa bàn của mình.

“Nên giao cho các tỉnh, thành chủ động tùy theo tình hình thực tế kết hợp xét với tổ chức thi tốt nghiệp THPT trực tiếp hoặc trực tuyến. Như vậy, kỳ thi của các địa phương chỉ nhằm mục đích xét để công nhận hoàn thành chương trình và cấp bằng tốt nghiệp THPT. Còn việc tuyển sinh nên để các trường ĐH-CĐ chủ động. 

Đó là tự tổ chức kiểu đánh giá năng lực, kết hợp với xét tuyển theo các tiêu chí khác nhau, hoặc các trường có thể thuê những đơn vị đã làm tốt việc tổ chức thi như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng kết quả dùng chung. Giữ các mục tiêu của kỳ thi như hiện tại trong bối cảnh mỗi địa phương có một khó khăn khác nhau thì sẽ rất khó khi chọn một phương án chung tổ chức kỳ thi” – ông Hà Xuân Nhâm, hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), bày tỏ quan điểm.

TS Đặng Đức Hoàng – cố vấn chuyên môn Trường liên cấp Đào Duy Anh, quận 6, TP.HCM – cho rằng những năm gần đây kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn đạt tỉ lệ gần 100% thí sinh thi đậu thì việc giao về cho các địa phương bố trí lịch thi, ra đề thi… tốt nghiệp THPT là điều nên làm. 

“Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi địa phương sẽ chủ động về ngày thi sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các trường trên địa bàn. Nếu Bộ GD-ĐT cảm thấy chưa yên tâm thì năm nay bộ có thể ra đề và gửi cho các địa phương” – ông Hoàng đề xuất.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hà Nội – Ảnh: MAI THƯƠNG

Thí sinh cách ly thi riêng rất phức tạp

Tuy vậy, từ góc độ những người tổ chức, nhiều cán bộ, giáo viên băn khoăn vì phương án nào cũng có bất cập, dẫn tới rối bời.

“Thi nhiều đợt, trong đó những thí sinh trong diện đang phải cách ly tập trung sẽ thi đợt sau cũng là giải pháp Bộ GD-ĐT đã làm. Nhưng cá nhân tôi thấy thi nhiều đợt sẽ không đảm bảo công bằng nếu như kỳ thi vẫn sử dụng kết quả cho mục đích xét tuyển ĐH-CĐ” – ông Hà Xuân Nhâm cho biết. 

Cũng theo ông Nhâm, phương án thi một đợt nhưng tách thí sinh trong diện phải cách ly thi riêng cũng rất phức tạp vì sẽ phải có phương án đảm bảo di chuyển, tổ chức điểm thi với các biện pháp phòng dịch chặt chẽ. Lực lượng tham gia kỳ thi từ khâu in sao, bảo quản đề thi, bài thi đến các khâu coi thi, chấm thi của đối tượng thí sinh này đều phải tuân thủ biện pháp phòng chống dịch nên sẽ khó khăn.

Một số giáo viên khác ở Hà Nội lại cho rằng nên lùi thời gian diễn ra kỳ thi và chỉ thi một đợt để đảm bảo công bằng khách quan nếu vẫn sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH. Giải pháp thi một đợt nhưng tách riêng đối tượng là F1, F2, F3, theo một số cán bộ quản lý, giáo viên, chỉ có thể thực hiện được khi có ít học sinh trong diện này.

Ông Vũ Văn Trà – phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng – cho biết năm trước khi Bộ GD-ĐT quyết định có hai đợt thi, những thí sinh của Hải Phòng thi đợt 2 ít quá nên Hải Phòng đã gửi thí sinh sang tỉnh khác để dự thi. Năm nay, những địa phương ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có thể thi trong một đợt. 

Khi đó, thí sinh không phải diện cách ly tập trung (F2, F3) có thể dự thi cùng đợt với học sinh bình thường nhưng thi ở phòng cách ly, thực hiện các quy định về phòng dịch với cả thí sinh và cán bộ tổ chức thi. Nhưng với những địa phương có nhiều học sinh, cán bộ, giáo viên trong diện F0, F1, F2, F3 thì sẽ khó có thể thi cùng một đợt và sẽ phải tổ chức đợt thi riêng.

“Hiện tại rất khó nói nên theo cách nào. Vì mỗi địa phương có diễn biến cụ thể khác nhau và khó lường được tình hình dịch bệnh. Nên hiện tại địa phương chỉ có thể chuẩn bị nhiều phương án và quyết định tùy vào thực tế để chọn phương án khả thi hơn vào trước thời điểm ấn định kỳ thi” – ông Vũ Văn Trà chia sẻ.

Tại Bắc Ninh và Bắc Giang, hai điểm nóng nhất cả nước về dịch COVID-19, lãnh đạo hai sở GD-ĐT đều mong muốn Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi nhiều đợt và học sinh của các tỉnh này sẽ thi đợt 2. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Ninh, số thí sinh dự thi của Bắc Ninh năm nay tăng trên 2.000 so với năm trước, dự kiến 27 điểm thi. 

Lực lượng phải bố trí tham gia tổ chức thi cũng tăng lên trong khi học sinh, cán bộ, giáo viên bị ảnh hưởng bởi dịch (phải cách ly, ở trong vùng phong tỏa) nhiều…

“Theo tôi, việc thi và xét tốt nghiệp THPT nên giao về cho địa phương. Việc này các sở GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm và các sở đủ khả năng để làm việc này” – Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM.

Vẫn ôn tập trực tuyến

Ông Ngô Xuân Tiến – giáo viên Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) – cho biết: “Trường vẫn chỉ đạo giáo viên ôn tập cho học sinh bằng hình thức trực tuyến. Cố gắng để các em có sự chuẩn bị tốt nhất nếu như kỳ thi diễn ra bình thường. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy dịch khó mà kiểm soát được hoàn toàn trong khoảng 2 – 3 tháng tới. Vì thế, nơi nào an toàn nên để thí sinh thi trước, nơi nào chưa an toàn thi sau sẽ hợp lý hơn”.

Thi mùa dịch, cần nhẹ nhàng hơn

Học sinh Trường THPT Bình Phú (Q.6, TP.HCM) ôn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ, ĐH 2021 – Ảnh: NHƯ HÙNG

ThS Nguyễn Văn Phúc – hiệu trưởng Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM – nêu quan điểm: “Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh thời gian thi tốt nghiệp THPT cho phù hợp với tình hình dịch bệnh. Trong đó, Bộ GD-ĐT giới hạn chương trình để học sinh lớp 12 hoàn thành kỳ thi, giúp kỳ thi tốt nghiệp THPT nhẹ nhàng hơn.

Còn việc xét tuyển vào ĐH sẽ là thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia Hà Nội và TP.HCM đã và đang làm. Nếu học sinh có năng lực thực sự thì thi theo hình thức nào các em cũng có thể đáp ứng được”.

Giáo viên Trương Minh Đức phân tích: “Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quy mô quốc gia trong tình hình dịch bệnh như hiện tại là hết sức mạo hiểm. Vì mỗi phòng thi có 24 thí sinh cộng với giám thị nữa sẽ ảnh hưởng đến an toàn phòng chống dịch COVID-19. Đó là chưa kể lượng phụ huynh tập trung trước cổng trường chờ con em thường rất đông.

Còn nếu giảm xuống mỗi phòng thi chỉ có 18 thí sinh thì chi phí, nhân lực… sẽ phát sinh không nhỏ. Tinh thần của thí sinh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng và tác động không tích cực đến chất lượng bài thi”.

V.HÀ – H.HƯƠNG

VĨNH HÀ – HOÀNG HƯƠNG / Tuổi Trẻ

Related Posts

Z66795646273092c4f9d5f62aeee5458f2fff342e211d7 17515105402371015509484 90 0 1162 2048 Crop 17515108073401009530598 1
Giáo dục

Hà Nội công bố điểm chuẩn lớp 10, cao nhất Trường THPT Kim Liên

De Thi Phan Hoa Manh Bo Giao1 Duc Va Dao Tao Noi Gi Ve Diem So Va Tuyen Sinh 3
Giáo dục

Đề thi phân hóa mạnh, Bộ Giao1 dục và Đào tạo nói gì về điểm số và tuyển sinh?

Ky Thi Tot Nghiep Thpt 2025 Hon 11 Trieu Si Tu San Sang Ca He Thong Cung Vao Cuoc 3
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 1,1 triệu sĩ tử sẵn sàng, cả hệ thống cùng vào cuộc

Bo Truong Nguyen Kim Son Coi Thi Dung Quy Che Xu Ly Nghiem Khong Du Di 5
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Coi thi đúng quy chế, xử lý nghiêm, không du di

8e19985b 7a3f 41db B170 Eb74905bffcd 5
Giáo dục

Trúc Thy chia sẻ và huấn luyện cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh trường UEF

Oun03269 (2)
Giáo dục

Hàng trăm học sinh, sinh viên tham gia giải chạy vì môi trường tại trường Đại học Mở TP.HCM

093251 Ha Noi Cong Bo Diem Thi Vao Lop 10 Thpt Nam 2023 2
Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo, hỗ trợ toàn diện cho thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thu Tuong Tao Thuan Loi Nhat Cho Moi Thi Sinh To Chuc Ky Thi Thpt Thuc Su La Ngay Hoi 7
Giáo dục

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất cho mỗi thí sinh, tổ chức kỳ thi THPT thực sự là ‘ngày hội’

Bo Truong Bo Giao Duc Va Dao Tao Giai Trinh Ve Chinh Sach Mien Ho Tro Hoc Phi 3
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình về chính sách miễn, hỗ trợ học phí

Tin cập nhật

Khan Truong Hoan Thien He Thong Tieu Chuan Quy Chuan Ky Thuat Cho Duong Sat Toc Do Cao 6
Kinh doanh

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Tesla Boc Hoi 68 Ty Usd Von Hoa Sau Tuyen Bo Thanh Lap Dang Chinh Tri Cua Elon Musk 1
Kinh doanh

Tesla ‘bốc hơi’ 68 tỷ USD vốn hóa sau tuyên bố thành lập đảng chính trị của Elon Musk

Ngan Hang Nha Nuoc Ly Giai Nguyen Nhan Khien Vnd Rot Gia 1
Kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân khiến VND rớt giá

Du An Lotte Eco Smart City O Thu Thiem Duoc Duyet Gia Dat 16 190 Ty Dong 1
Bất động sản

Dự án Lotte Eco Smart City ở Thủ Thiêm được duyệt giá đất 16.190 tỷ đồng

Triet Xoa O Nhom Dung Hinh Anh Nhay Cam De Tong Tien 1
Đời sống

Triệt xoá ổ nhóm dùng hình ảnh nhạy cảm để tống tiền

Vu Chay Cu Xa Doc Lap 8 Nguoi Thiet Mang Loi Tu Day Dien Tu Dau Noi 1
Đời sống

Vụ cháy cư xá Độc Lập 8 người thiệt mạng… lỗi từ dây điện tự đấu nối

Viet Nam Hut Gan 11 Trieu Du Khach Quoc Te Nua Dau 2025
Du lịch

Việt Nam hút gần 11 triệu du khách quốc tế nửa đầu 2025

Io7a7185 2 1
Giải trí

Á hậu 3 Miss Earth Vietnam 2025 Trịnh Mỹ Anh đi thi quốc tế

Dcim100mediadji 0063.jpg
Kinh doanh

Bộ Tài chính kiến nghị làm rõ lựa chọn nhà thầu cao tốc TPHCM – Chơn Thành

Su That Dang Sau Vu Xe Gap Nan 4 Tan Vai Bi Nhat Gan Het 1
Đời sống

Sự thật đằng sau vụ xe gặp nạn, 4 tấn vải bị nhặt gần hết

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily