Ngày 18/4, Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 22 trong đó tập trung bàn về công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Đặt tên Sài Gòn cho 1 phường tại quận 1
Đáng chú ý, các quận, huyện cũng đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, trong đó ý tưởng , nơi tập trung nhiều công trình biểu tượng. Theo
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã vừa được HĐND TP.HCM thông qua, thành phố hiện có 273 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn. TP. HCM thực hiện sắp xếp 272 đơn vị hành chính cấp xã, 1 xã không thực hiện sắp xếp do yếu tố đặc thù là xã đảo Thạnh An.
Sau sắp xếp, TP. HCM có 102 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 78 phường và 24 xã), giảm 171 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,64%.
Trong đó, quận 1 có 4 phường, là Tân Định (nhập phường Tân Định và một phần phường Đa Kao); Bến Thành (nhập phường Bến Thành, Phạm Ngũ Lão và một phần phường Cầu Ông Lãnh, Nguyễn Thái Bình); Sài Gòn (nhập phường Bến Nghé và một phần phường Nguyễn Thái Bình, Đa Kao); Cầu Ông Lãnh (nhập phường Nguyễn Cư Trinh, Cầu Kho, Cô Giang và một phần phường Cầu Ông Lãnh).
Trước đó, nói về ý tưởng đặt tên Sài Gòn tại một phường trung tâm thành phố, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ nói, với nhiều người Việt Nam dù đi đâu, ở đâu đều nhớ Sài Gòn không chỉ là tên gọi. Có một phường mang tên Sài Gòn không chỉ để nhắc, để nhớ, tôn vinh di sản lịch sử, mà còn là một điểm nhấn văn hóa thu hút du khách gần xa, đặc biệt khi Sài Gòn được biết đến rộng rãi trên bản đồ du lịch quốc tế sẽ góp phần quan trọng xây dựng thương hiệu TP.HCM.
Thành lập TP. HCM mới có 3 trung tâm hành chính
Đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành lập TPHCM (mới) là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm TP. HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
TP. HCM mới sau sắp xếp, hợp nhất có diện tích 6.772,65 km2 (đạt 135,43% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 13.706.632 người (đạt 979,04 % so với 17 tiêu chuẩn), 190 đơn vị hành chính trực thuộc, hình thành siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ.
Trung tâm hành chính – chính trị của TP.HCM tại số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1; Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, đường Lê Lợi, phường Phú Chánh, TP Thủ Dầu Một (cơ sở 2); Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, số 1 đường Phạm Văn Đồng, phường Phước Trung, TP Bà Rịa (cơ sở 3).
Theo UBND TP. HCM việc thành lập TPHCM mới phát huy ưu thế của 3 tỉnh, thành phố có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bổ và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp, phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi tỉnh, thành phố, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội chung của TPHCM sau sắp xếp, có thêm quỹ đất phục vụ quy hoạch đô thị, giãn dân.
Về sắp xếp nhân sự, với 9.732 người hoạt động không chuyên trách sẽ tinh giản biên chế theo chế độ, chính sách trong năm 2025. Với 12.600 cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện dôi dư thì giải quyết đến năm 2029, trung bình mỗi năm giảm 2.500 người.
Thành lập Sở Xây dựng
HĐND TP. HCM quyết nghị thành lập Sở Xây dựng TP. HCM trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng TPHCM và Sở Giao thông Công chánh TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. HCM chính thức hoạt động từ ngày 1/5/2025.
Tại kỳ họp, HĐND TP. HCM cũng thông qua nghị quyết về việc đổi tên Sở Tài nguyên- Môi trường TP. HCM thành Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. HCM.
Sau 30 ngày kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực, Sở Xây dựng TP. HCM được sử dụng con dấu của Sở Xây dựng TP. HCM, Sở Giao thông Công chánh TPHCM để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bàn giao, công tác nghiệm thu (nếu có) và phải thực hiện giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật.
Trần Lê / Vietnamfinance.vn