Là sản phẩm thuộc phân khúc mainstream của dòng sản phẩm Zenbook cao cấp, thế hệ Zenbook 14 OLED hoàn toàn mới đã được ASUS giới thiệu từ năm 2022 và cho đến 2 năm sau đó, chúng ta đã có một mẫu máy hoàn hảo cả về thiết kế lẫn hiệu năng nhờ được cập nhật và cải thiện qua vài thế hệ – Zenbook 14 OLED (UX3405) với nền tảng Intel Core Ultra tích hợp trí thông minh nhân tạo.
ASUS Zenbook 14 OLED (UX3405), hoặc chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng đây chính là cách mà người dùng vừa có thể tận hưởng được những yếu tố cao cấp cả về thiết kế, hiệu năng lẫn trải nghiệm nhưng với mức giá thành hợp lí.
Hiện tại, ASUS cung cấp cho người sử dụng 3 tùy chọn về cấu hình, tuy nhiên với sản phẩm trong bài đánh giá này là sản phẩm có mức giá 28,990,000VND dễ tiếp cận nhất với trái tim là vi xử lí Intel Core Ultra 5
Thông số kỹ thuật của sản phẩm được đánh giátrong bài viết | |
Vi xử lí | Intel® Core™ Ultra 5 125H processor (Thiết lập TDP 28W) |
Màn hình | Màn hình ASUS Lumina OLED kích thước 14” tỉ lệ 16:10 độ phân giải 3K (2880 x 1800)Viền NanoEdge siêu mỏng cho tỉ lệ màn hình trên thân máy đạt 87%Độ sáng tối đa 600 nits, bao phủ 100% DCI-P3, đạt chuẩn DisplayHDR™ True Black 600Tần số quét 120Hz |
Hệ điều hành | Windows 11 Home |
Đồ họa | Intel® Arc™ Graphics |
Bộ nhớ | 16G GB LPDDR5x 7467 MHz RAM |
Lưu trữ | 512GB PCIe® Gen 4 SSD |
Kết nối không dây | WiFi 6E (802.11ax) Bluetooth® 5.3 |
Camera | FHD IR / 3DNR / ACS cameraHỗ trợ nhận diện khuôn mặt |
Cổng kết nối | 2 x Thunderbolt™ 4 Type-C®1 x USB 3.2 Gen 1 Type-A1 x HDMI® 2.1 (TMDS) 1 x Audio jack |
Touchpad | 129 x 74 mm ASUS ErgoSense Touchpad |
Âm thanh | Loa tích hợpCông nghệ Smart amplifier Microphone tích hợpChứng nhận Harman Kardon Chứng nhận Dolby Atmos® |
Pin | 75 Wh |
Kích thước | 312.42 x 220.05 x 14.9mm |
Trọng lượng | 1.2 kg |
Những cảm nhận đầu tiên về thiết kế
Ngoài việc mỏng đi một tí (14.99mm so với 16.9mm) và nhẹ đi một tí (1.2kg so với 1.4kg) thì ASUS Zenbook 14 OLED (UX3405) thừa hưởng lại gần như tất cả thiết kế của mẫu ASUS Zenbook 14 OLED đã được giới thiệu vào năm 2022. Điều này giúp nó trở thành một mẫu máy có tính di động rất cao so với tổng thể kích thước, thậm chí nếu so xét một cách chi li thì nó còn di động hơn cả những mẫu máy mỏng hơn, nhẹ hơn khi được trang bị đầy đủ cổng kết nối, giúp người sử dụng không phải mang theo bất kì một cổng chuyển nào.
Về “chất lượng build”, thứ mà rất nhiều người quan tâm khi lựa chọn laptop thì ASUS Zenbook 14 OLED (UX3405) được hoàn thiện với 3 mặt kim loại và không thể cảm nhận được bất kì tiếng cót két hoặc sự flex nào trong quá trình sử dụng, điều này cũng dễ hiểu khi máy đã vượt qua tiêu chuẩn bài test độ bền chuẩn quân sự Mỹ MIL-STD. Nhưng cũng có một điểm trừ nho nhỏ khi ASUS đã không tiếp tục áp dụng lớp phủ nhôm-gốm plasma giúp ngoại hình của máy cứng cáp hơn, tránh được các vết trầy xước không đáng có và đặc biệt là chống hoàn toàn việc bám vân tay.
Về mặt thẩm mỹ, ASUS Zebook 14 OLED (UX3405) trông giống như những mẫu Zenbook gần đây với đường nét gọn gàng, monogram chữ lồng ở nắp máy. ASUS cung cấp 2 tùy chọn màu sắc là xanh dương đậm hoặc bạc, với những ai thích sự sạch sẽ ít bám dấu vân tay, màu bạc sẽ là lựa chọn hợp lí.
Mặc dù giữ nguyên về thiết kế nhưng ASUS cũng đã có những tinh chỉnh nho nhỏ để người dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng, chẳng hạn như ở khu vực mép và góc đã được làm thon hơn và thân thiện với cổ tay hoặc khu vực bản lề với một bản lề lớn nằm giữa thay vì hai bản lề ở hai bên giúp cơ chế đóng mở mượt mà, bạn hoàn toàn có thể mở máy bằng một tay và góc mở phẳng 180 độ.
Về phần cổng kết nối, không có gì thay đổi khi nó đã đạt được mức hoàn hảo, bao gồm 1 USB Type-A, 2 USB Type-C, 1 HDMI và 1 Audio jack.
Tổng thể, ASUS Zenbook 14 OLED (UX3405) là một chiếc máy tinh tế trong phân khúc và ASUS đã điều chỉnh rất nhiều chi tiết nhỏ để đem lại cảm giác tốt nhất cho người sử dụng.
Bàn phím và touchpad
ASUS sử dụng bàn phím có bố cục tiêu chuẩn với các phím có khoản cách phù hợp và phím mũi tên có kích thước nhỏ. Phần keycaps rất mị khi chạm vào và trải nghiệm gõ có thể đánh giá là có chất lượng tốt nhất với độ phản hồi chắc chắn, hành trình phím 1.4mm và ASUS cũng đã cải thiện rất nhiều để giảm độ ồn
Hệ thống chiếu sáng là loại LED trắng có 3 mức độ sáng để lựa chọn, tuy nhiên nó vẫn như cũ, không hoàn hảo khi vẫn xảy ra hiện tượng lọt sáng phía bên dưới keycap.
Touchpad là loại phủ kính, kích thước vừa phải, cảm giác sử dụng mượt mà và tuyệt vời cho các thao tác vuốt và cử chỉ chạm. Chất lượng của touchpad này rất tốt khi nó không kê lạch cạch ngay cả ở những vị trí góc.
Màn hình
ASUS vẫn trung thành với màn hình OLED nhằm mang lại chất lượng hiển thị tốt nhất cho người dùng. Tấm nền được sử dụng trên máy này là loại kích thước 14 inches, độ phân giải mà ASUS gọi là 3K, thực chất là 2880 x 1800. Tấm nền này vẫn đem lại chất lượng rất tốt với màu đen và độ tương phản đẹp mắt. Độ sáng duy trì đạt mức 400 nits và độ sáng HDR tối đa 550 nits, đủ để sử dụng ở môi trường ngoài trời. Ngoài ra, ASUS cũng có sự nân cấp về tần số quét khi tần số quét đã được nâng lên mức 120Hz, đây là một sự cải tiến rất lớn trong khoảng thời gian rất ngắn khi ở lần đầu tiên giới thiệu màn hình OLED vào năm 2021, ASUS chỉ có thể cung cấp cho người dùng màn hình OLED độ phân giải Full HD với tần số quét 60Hz.
Thực hiện do kiểm màn hình với thiết bị X-Rite i1 Display Pro ghi nhận được thông số như sau
- HardwareID: Samsung SDC419D (ATNA40CU06-0)
- Độ phủ màu: 100% sRGB, 93.7% Adobe RGB, 100% DCI-P3
- Loại tấm nền: 10 bit, tần số quét 120Hz, đạt chuẩn HDR 500
- Gamma: 2.22
- Độ sáng tối đa: 372.62 cd/m2
- Độ sáng tối thiểu: <5 cd/m2
- Độ tương phản ở mức sáng tối đa: 1:1
- White point: 6600K
Hiệu năng
ASUS cung cấp 3 tùy chọn hiệu năng và được điều chỉnh thông qua phần mềm MyASUS tích hợp sẵn trong máy
- Performance mode: 28W, quạt được giới hạn độ ồn 40dBA
- Standard mode mode: 20W, quạt được giới hạn độ ồn 35dBA
- Whisper mode: 15W
Kiểm tra hiệu năng với phần mềm Cinebench R23
Thời lượng pin
ASUS Zenbook 14 OLED (UX3405) được trang bị viên pin 75Whrs, khá lớn so với kích thước tổng thể của máy. Bộ sạc trang bị tiêu chuẩn là loại USB Type-C công suất 65W và để sạc đầy pin sẽ mất khoảng 2 giờ.
Ở thiết lập độ sáng màn hình 50%, tần số quét màn hình 120Hz ghi nhận được thời gian sử dụng như sau
- Khoảng 10 giờ sử dụng với tác vụ văn phòng cơ bản. Hiệu năng thiết lập ở chế độ Standard Mode
- Khoảng 15 giờ sử dụng với tác vụ xem video độ phân giải 1080p. Hiệu năng thiết lập ở chế độ Whisper Mode
- Khoảng 12 giờ sử dụng với tác vụ xem video Netflix. Hiệu năng thiết lập ở chế độ Whisper Mode
- Khoảng 8 giờ sử dụng với tác vụ duyệt web. Hiệu năng thiết lập ở chế độ Standard Mode
- Khoảng 2 giờ sử dụng với tác vụ xem video chơi game. Hiệu năng thiết lập ở chế độ Standard Mode
Có thể thấy rằng đây là một thời lượng pin rất tuyệt vời, điều này đến từ nền tảng Intel Core Ultra cùng sự tối ưu của cả ASUS và Microsoft.
Mở ra tương lai của thế hệ máy tính cá nhân tích hợp AI
Sự ra đời của CPU Intel Core Ultra là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử máy tính cá nhân. Trước đây, AI là một công nghệ tiên tiến, chỉ được sử dụng trong các ứng dụng chuyên dụng hoặc dịch vụ đám mây. Tuy nhiên, với CPU Intel Core Ultra, AI đã trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn với người dùng.
CPU Intel Core Ultra được tích hợp sẵn bộ xử lý AI (NPU), giúp máy tính có thể thực hiện các tác vụ AI một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này mở ra khả năng ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau của máy tính cá nhân, từ công việc, học tập đến giải trí.
Chẳng hạn, CPU Intel Core Ultra có thể được sử dụng để nâng cao khả năng nhận dạng giọng nói, giúp người dùng dễ dàng điều khiển máy tính bằng giọng nói. CPU Intel Core Ultra cũng có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất của các ứng dụng chỉnh sửa ảnh và video, giúp người dùng tạo ra những sản phẩm sáng tạo hơn.
Nhìn chung, sự ra đời của CPU Intel Core Ultra đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của máy tính cá nhân, nơi AI trở thành một phần không thể thiếu.
Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của AI trên máy tính cá nhân với CPU Intel Core Ultra:
- Nhận dạng giọng nói: Người dùng điều khiển máy tính bằng giọng nói một cách chính xác và nhanh chóng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người khuyết tật, người cao tuổi hoặc những người bận rộn.
- Chỉnh sửa ảnh và video: Cải thiện hiệu suất của các ứng dụng chỉnh sửa ảnh và video, giúp người dùng tạo ra những sản phẩm sáng tạo hơn.
- Bảo mật: Tăng cường bảo mật cho máy tính, giúp bảo vệ dữ liệu người dùng khỏi các mối đe dọa.
- Giải trí: Nâng cao trải nghiệm giải trí của người dùng, chẳng hạn như cải thiện chất lượng hình ảnh và âm thanh của các bộ phim và trò chơi.
Có thể thấy, CPU Intel Core Ultra đã mở ra nhiều khả năng mới cho máy tính cá nhân. Với sự phát triển của AI trong tương lai, chúng ta có thể mong đợi những ứng dụng AI ngày càng sáng tạo và hữu ích hơn trên máy tính cá nhân.
Cụ thể với ASUS Zenbook 14 OLED (UX3405), chúng ta có thể thấy NPU được thể hiện trong Windows Task Manager và NPU này sử dụng 7.8GB RAM được chia sẻ từ hệ thống.
Kiểm tra khả năng xử lí tác vụ trí thông minh nhân tạo bằng bộ phần mềm Procyon, năng lực tính toán của NPU thể hiện khá tốt.
Kết luận
ASUS đã dành nhiều tâm huyết để tạo ra mẫu máy Zenbook 14 OLED (UX3405), mang đến cho người dùng một sản phẩm hoàn hảo về mọi mặt. Máy có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nhưng lại sở hữu hiệu năng mạnh mẽ, màn hình OLED rực rỡ và đầy đủ cổng kết nối.
Bảo Quyên / Thị Trường