Thời gian gần đây, chỉ số VN-Index liên tục dao động quanh mốc 1.100 điểm. Trong phiên 30/11, VN-Index lại mất mốc 1.100 điểm sau khi vừa lấy lại mốc này ở phiên trước đó, cho thấy tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư giữa một bên là định giá thấp của VN-Index và một bên là triển vọng hồi phục lợi nhuận kém khả quan của doanh nghiệp.
Phiên 30/11, chỉ số VN-Index giảm 8,67 điểm, tương đương 0,79%, xuống 1.094,13 điểm. “Tội đồ” là nhóm VN30 khi chỉ số đại diện cho nhóm này giảm tới 1,05% trong khi VNMID-Index (đại diện cho cổ phiếu vốn hoá cỡ vừa) chỉ giảm 0,29%, còn VNSML-Index (đại diện cho cổ phiếu vốn hoá cỡ nhỏ) thậm chí còn tăng 0,06%. Diễn biến này xảy ra sau khi VN-Index vừa lấy lại mốc 1.100 điểm ở phiên trước đó.
Thời gian gần đây, chỉ số VN-Index liên tục dao động quanh mốc 1.100 điểm, cho thấy tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư giữa một bên là định giá thấp của VN-Index và một bên là triển vọng hồi phục lợi nhuận kém khả quan của doanh nghiệp.
Cổ phiếu ngân hàng giao dịch không mấy tích cực khi sắc xanh chỉ hiện lên ở LPB, EIB, TPB trên sàn HoSE. Đa số cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, trong đó, BID, TCB, SSB, STB đều giảm trên 1%.
Cổ phiếu chứng khoán điều chỉnh tương đối nhẹ nhàng. Theo đó, SSI giảm 0,95%, VCI giảm 0,84%, VND giảm 0,48%, HCM giảm 0,17%, VIX giảm 0,3%, FTS giảm 1,4%.
Ở nhóm bất động sản, nổi bật nhất là SJS và ITA khi cùng ghi nhận mức tăng kịch trần. Bên cạnh đó, TCH tăng 1,63%, KOS tăng 3,75%; VHM, KBC, DXG cùng đều tăng điểm. Tuy nhiên, số cổ phiếu giảm vẫn áp đảo hơn, trong đó, VIC giảm 1,88%, VRE giảm 4,74%, NVL giảm 2,21%, KDH giảm 1,1%, DIG giảm 1,4%, HDC giảm 1,96%.
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất giảm khá mạnh. Chẳng hạn như MSN giảm 3,82%, KDC giảm 5,67%, VHC giảm 3,37%; nhiều mã khác cũng giảm đáng kể như HPG mất 1,67% giá trị, VNM giảm 1,46%, SAB giảm 1,81%, DGC giảm 1,36%, HSG giảm 1,38%… Tuy nhiên, sắc xanh cũng hiện lên ở không ít cổ phiếu, trong đó có DCM tăng 1,43%, DBC tăng 2,07%, ACG tăng 1,58%, HT1 tăng 2,95%, DBD tăng kịch trần.
Cổ phiếu hàng không cũng gây bất ngờ khi VJC giảm tới 4,49%, còn HVN giảm nhẹ hơn, chỉ mất 0,88% giá trị.
Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ phân hoá: GAS giảm 1,67%, POW giảm 0,44%, PLX giảm 1,96% nhưng PGV tăng 1,34%; MWG giảm 0,77%, DGW giảm 1,94% còn PNJ và FRT lần lượt có thêm 0,75% và 2,61% giá trị.
Toàn sàn HoSE có 138 mã tăng giá, 89 mã đứng giá tham chiếu và 362 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức tương đối thấp, đạt 13.165 tỷ đồng.
Thanh Long / Vietnamfinance