VietDaily | Tin tức hàng ngày
Advertisement
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
  • Home
  • Kinh doanh
    • Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Bất động sản
  • Giáo dục
    • Du học
    • Tuyển sinh
  • Giải trí
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Thời trang
    • Truyền hình
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Thị trường
  • Xe
    • Ôtô
    • Xe máy
  • Đời sống
    • Gia đình
      • Tình yêu
      • Tổ ấm
    • Sức khỏe
      • Tham vấn
      • Ẩm thực
    • Video
    • Cười
  • Du lịch
  • Sức khỏe
    • Ẩm thực
    • Tham vấn
  • Làm đẹp
VietDaily | Tin tức hàng ngày
No Result
View All Result

Sau 5 năm, Sabeco đã tụt hậu quá xa so với Vinamilk

Thứ Bảy, 21/05/2016 - 12:07

1-1463566251420

Một công ty có 45% vốn nhà nước, ban lãnh đạo ổn định. Công ty còn lại có 90% vốn nhà nước, ban lãnh đạo biến động.

Cùng thành lập vào những năm sau giải phóng, CTCP Sữa Việt Nam- Vinamilk (VNM) và Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống (F&B).

Theo số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường, dù đang chịu cạnh tranh mạnh từ các hãng sữa ngoại nhưng Vinamilk vẫn là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc sữa nước. Trong khi đó, Sabeco cũng là doanh nghiệp bia lớn nhất khi chiếm lĩnh tới 45% thị phần.

Mỗi năm, Vinamilk và Sabeco đều tạo ra doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tạo ra doanh thu lớn hơn 2 “đại gia” ngành F&B này có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Vinamilk đẩy mạnh xuất khẩu, doanh thu ngày càng bỏ xa Sabeco
Trước năm 2011, doanh thu Sabeco thường cao hơn Vinamilk nhưng mức chênh lệch là không quá lớn. Tuy vậy, kể từ sau thời điểm này, Vinamilk đã bứt tốc, vượt qua doanh thu Sabeco và khoảng cách ngày càng được nới rộng.

Doanh thu của Sabeco tăng chậm một phần do sản lượng tiêu thụ hàng năm khá thấp, bên cạnh đó còn chịu tác động không nhỏ từ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu như năm 2010, mức thuế TTĐB được áp 45% thì đến năm 2013 đã lên 50%. Bắt đầu từ năm 2016, mức thuế TTĐB sẽ tăng lên 55% và đến năm 2018 sẽ là 65%.

Theo báo cáo tài chính năm 2015 được công bố, doanh thu thuần Vinamilk đạt 40.808 tỷ đồng, bỏ xa con số 27.144 tỷ đồng của Sabeco.

Nếu tính cả thuế TTĐB, doanh thu năm 2015 của Sabeco sẽ lên tới 33.657 tỷ đồng, không thấp hơn quá nhiều so với Vinamilk.

Kết quả tích cực mà Vinamilk đạt được có sự đóng góp quan trọng của thị trường nước ngoài khi mang về doanh thu gần 8.000 tỷ đồng, tương đương 20% doanh thu toàn công ty. Hiện tại, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm ra 40 quốc gia, vùng lãnh thổ và mục tiêu trong 5 năm tới, doanh thu thị trường quốc tế sẽ bằng 50% doanh thu nội địa.

Trong khi đó, Sabeco cũng đã tiến hành xuất khẩu bia sang khá nhiều quốc gia nhưng doanh thu từ các thị trường này vẫn khá khiêm tốn với chỉ 2 triệu USD trong năm 2015, tương đương hơn 40 tỷ đồng.

Với doanh thu tỷ đô đạt được, lợi nhuận mà các “ông lớn” này tạo ra cũng không hề nhỏ. Kết thúc năm 2015, “vua sữa” Vinamilk đạt 9.367 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, lợi nhuận “vua bia” Sabeco chỉ là 4.470 tỷ đồng.

Cần lưu ý, lợi nhuận Vinamilk đã vượt Sabeco từ rất lâu, ngay cả trong giai đoạn trước năm 2011 khi mà doanh thu Vinamilk vẫn thấp hơn Sabeco.

Bạo chi cho hoạt động quảng cáo
Để tạo ra doanh thu khổng lồ, không thể không nhắc tới vai trò của hoạt động quảng cáo. Những năm gần đây, cả Vinamilk và Sabeco đều khá bạo chi cho hoạt động này.

Năm 2012, Vinamilk chi 587 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, còn với Sabeco là 434 tỷ đồng. Đến năm 2015, số tiền mà 2 doanh nghiệp này dành cho quảng cáo đã tăng gấp 3 lần lên gần 1.777 tỷ đồng và 1.269 tỷ đồng, tương đương 4,5% doanh thu của mỗi doanh nghiệp.

Mặc dù chi nhiều cho hoạt động quảng cáo, nhưng dường như hiệu quả từ hoạt động này tới kết quả kinh doanh đang có phần giảm sút do áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành F&B. Cụ thể, năm 2012, mỗi đồng chi ra cho quảng cáo mang về cho Vinamilk 45,21 đồng, Sabeco là 50,21 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2015, hiệu quả đã giảm hơn một nửa khi Vinamilk chỉ còn tạo ra 22,55 đồng doanh thu, còn với Sabeco là 21,39 đồng.

Vinamilk tinh gọn, Sabeco cồng kềnh
Cơ cấu hoạt động của Vinamilk nhìn chung khá đơn giản với 6 công ty con, 2 công ty liên kết, bao gồm các công ty đặt tại Campuchia, New Zealand, Mỹ, Ba Lan. Trong khi đó, bộ máy hoạt động của Sabeco khá cồng kềnh với 23 cty con, 22 cty liên kết.

Yếu tố này khiến chi phí quản lý doanh nghiệp của Sabeco thường ở mức khá cao, tương đương Vinamilk dù doanh thu thấp hơn khá nhiều. Tất nhiên, chi phí bán hàng Sabeco cao một phần đến từ việc dự phòng thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy vậy, cơ cấu bộ máy cồng kềnh vẫn là nguyên nhân then chốt khiến chi phí tăng cao.

Trong cơ cấu doanh thu của Sabeco, công ty mẹ chỉ tạo ra hơn 8.000 tỷ đồng trong năm 2015, tương đương 1/3 doanh thu hợp nhất. 2/3 doanh thu còn lại của Sabeco được ghi nhận từ các công ty liên doanh, liên kết.

Thoái vốn- Yếu tố nhà đầu tư đang chờ đợi
Trong con mắt nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài thì Vinamilk hay Sabeco chắc hẳn là những lựa chọn hàng đầu. Tuy vậy, để sở hữu cổ phần tại những doanh nghiệp này cũng không phải là điều dễ dàng với các tổ chức bởi room khối ngoại đã ở mức tối đa và tỷ lệ sở hữu của nhà nước vẫn còn quá lớn.

Sabeco dù đã IPO từ năm 2008, tuy nhiên hoạt động tại doanh nghiệp này vẫn khá giống với các doanh nghiệp nhà nước khi Bộ công thương vẫn nắm giữ tới 90% cổ phần. Theo kế hoạch, Bộ công thương sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Sabeco xuống 36% và đã có khá nhiều nhà đầu tư “ngỏ lời” như Heineken (Hà Lan), ThaiBev (Thái Lan), SAB Miler (Mỹ), Asahi (Nhật Bản)…

Trong năm 2015, ThaiBev từng “đánh tiếng” chi 1 tỷ USD để mua 40% cổ phần từ Bộ công thương. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có động thái cụ thể nào từ Bộ công thương về việc tiến hành thoái vốn.

Còn với Vinamilk, doanh nghiệp này đang là tâm điểm trên thị trường với những thông tin thoái vốn của SCIC. Hiện tại, SCIC đang nắm giữ 45% cổ phần, khối ngoại nắm giữ 49% cổ phần và chỉ còn khoảng 6% dành cho nhà đầu tư trong nước. Theo kế hoạch, SCIC sẽ tiến hành thoái toàn bộ vốn khỏi Vinamilk và khi điều này diễn ra chắc hẳn sẽ có cuộc “chạy đua” sở hữu cổ phần VNM.

Năm 2015, từng có thông tin tập đoàn đồ uống Singapore Fraser & Neave (F&N)- cổ đông lớn thứ 2 của Vinamilk sẵn sàng chi 4 tỷ USD để sở hữu 45% cổ phần từ SCIC. Mặc dù chỉ là tin đồn nhưng điều này phần nào đã cho thấy sức hấp dẫn của Vinamilk với giới đầu tư.

Hoàng Anh
Theo Trí thức trẻ

loading…


Tags: SabecoVinamilk

Related Posts

0eade89dcd767a282367 175102116258894824159 1751175367579173923488
Kinh doanh

Rà soát lại quy trình đảm bảo an toàn sau sự cố máy bay va chạm trên đường lăn sân bay Nội Bài

Unnamed (2)
Kinh doanh

PLASTECH VIETNAM 2025: Cơ hội mở rộng kết nối cho Vi Na Úc và các doanh nghiệp quốc tế 

Bo Cong Thuong Thong Tin Ve Vu San Xuat Dau An Tu Thuc An Chan Nuoi 1
Kinh doanh

Bộ Công Thương thông tin về vụ sản xuất dầu ăn từ thức ăn chăn nuôi

Unnamed 21 2
Công nghệ

Khám phá hệ sinh thái sản phẩm Viettel AI: Giải pháp toàn diện cho chuyển đổi số

Doanh Nghiep Khong Duoc Khuyen Mai Tren 50 Gia Ban 1
Kinh doanh

Doanh nghiệp không được khuyến mại trên 50% giá bán

Unnamed 2 5 2
Kinh doanh

Sắp diễn ra K-MED Expo 2025 và Triển lãm Quốc tế Thiết bị Y tế Hà Nội 2025

Unnamed (1)
Doanh nghiệp

GrowthVerse Summit 2025: Kết nối hệ sinh thái, kiến tạo tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp

Unnamed 19 1
Kinh doanh

Câu lạc bộ Doanh Nông Việt Nam ra đời: Cầu nối nhà khoa học, nhà nông và nhà đầu tư

Vissan Gio Vang Gia Soc 3 2
Kinh doanh

VISSAN triển khai chương trình “Giờ vàng – Giá sốc”: Mua sắm tiết kiệm từ 17g đến 21g mỗi ngày

Tin cập nhật

De Xuat Phuong An Thu Phi 13 Tuyen Cao Toc Hoan Thanh Trong Nam 2025 1
Kinh doanh

Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025

Phat Tu 4 Doi Tuong Lua Dua Nguoi Sang Campuchia Trai Phep 1
Đời sống

Phạt tù 4 đối tượng lừa đưa người sang Campuchia trái phép

Unnamed (3)
Du lịch

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của Singapore dọc theo các tuyến xe buýt

Unnamed 1
Làm đẹp

Versace Bright Crystal – Biểu tượng của sự quyến rũ, thuần khiết và tỏa sáng

Danh Sach Cac Bi Thu Tinh Uy Thanh Uy Cac Tinh Thanh Pho Moi Sau Sap Nhap 1
Đời sống

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Sap Nhap Tinh Sap Xep Xa Tu Ngay 1 7 Doanh Nghiep Lam Sao De Xuat Hoa Don 1
Kinh doanh

Sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã: Từ ngày 1/7, doanh nghiệp làm sao để xuất hoá đơn?

Bat Nu Quai Co 7 Tien An Lua Dao Chiem Doat Tai San 1
Đời sống

Bắt nữ quái có 7 tiền án, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Le Cong Bo Nghi Quyet Thanh Lap Tp Da Nang Chi Dinh Nhan Su Chu Chot 4
Đời sống

Lễ công bố nghị quyết thành lập TP. Đà Nẵng, chỉ định nhân sự chủ chốt

Sap Xep Cong Chuc Cap Xa Moi Khong Can Lam Lai Thu Tuc Tiep Nhan Neu Du Dieu Kien 1
Đời sống

Sắp xếp công chức cấp xã (mới): Không cần làm lại thủ tục tiếp nhận nếu đủ điều kiện

Cong Bo Danh Sach Chu Tich 23 Tinh Thanh Moi Sau Sap Nhap 1
Đời sống

Công bố danh sách Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập

VietDaily.vn

Quản lý nội dung: Phạm Đức Quỳnh
Trưởng ban biên tập: Nhà báo Nguyễn Thanh Bình
Trụ sở: 49 đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 028 3602 4005 – 0919 099 989
Email: ducquynh001@gmail.com

Giấy phép hoạt động số 65/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 4-10-2019

© 2019 VietDaily

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Xe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp

© 2019 VietDaily